Đến 2030, Đông Nam Bộ là đầu tàu kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính

Hồng Vinh
Chia sẻ

Đến 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao,… GRDP giai đoạn 2031 - 2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 USD…

Đến 2030, Đông Nam Bộ là đầu tàu kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính - Ảnh minh họa.
Đến 2030, Đông Nam Bộ là đầu tàu kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính - Ảnh minh họa.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 4/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Kế hoạch). 

PHÁT TRIỂN NGANG TẦM THÀNH PHỐ LỚN KHU VỰC CHÂU Á

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đảm bảo quán triệt chủ trương của Đảng, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh và quốc phòng an ninh với kinh tế - xã hội, tập trung phát triển trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng và hệ thống phòng thủ quốc gia; xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra.

Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án để xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh hỗ trợ việc chuyển đổi và phát triển của các ngành, các tiểu vùng, các địa phương trong vùng theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Thiết lập khung kết quả thực hiện theo từng giai đoạn làm cơ sở để rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch; xem xét điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.

Kế hoạch này yêu cầu đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; đảm bảo tính liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương.

Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập quốc tế.

Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng.

Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực, đầu tư công có tính dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội để tạo ra sự phát triển đột phá, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và địa phương theo hướng giá trị cao và hiệu quả cao.

Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các địa phương trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương, đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình hạ tầng giao thông thủy nội địa, cảng biển, sân bay, cấp nước, giáo dục, y tế.

Tổ chức thực hiện hiệu quả quy hoạch với tinh thần “Tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” đi đôi với các cơ chế, chính sách thông thoáng, phát triển hạ tầng chiến lược nhanh, hiện đại, cơ chế quản trị thông minh, phù hợp với xu thế mới; khai thác hiệu quả các động lực phát triển mới là kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế tri thức và kinh tế chia sẻ; đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, toàn diện 3 đột phá chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng và hoàn thiện thể chế, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội để phát triển.

Trước đó, ngày 4/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 370/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dẫn đầu cả nước; là vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực.

Đồng thời, vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước; trung tâm tài chính quốc tế, nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới; có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á và phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á.

Đến năm 2050, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao; có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm hàng đầu của khu vực và thế giới; có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Tầm nhìn đến năm 2050, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2031-2050 đạt khoảng 7,5%/năm, GRDP/người đến năm 2050 đạt khoảng 54.000 USD. 

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Kế hoạch nêu rõ, đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm; đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao; Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao như: điện tử viễn thông, công nghiệp sản xuất robot, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin,…

Trong đó bao gồm: Phát triển các khu công nghiệp dịch vụ, đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao; phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường; phát triển dịch vụ có chất lượng và có giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, viễn thông, khoa học công nghệ;

Phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các trục hành lang kinh tế trọng điểm và tuyến thương mại liên vùng tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Tây Ninh. Tập trung xây dựng Trung tâm logistics hàng không gắn với sân bay quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics cảng tại Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh;

Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, bền vững trên cơ sở áp dụng quy trình sản xuất an toàn. Phát triển, mở rộng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện hữu; sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường; sản xuất theo chuỗi từ khâu nuôi trồng đến chế biến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mã số vùng nuôi trồng sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc; gắn với phát triển công nghiệp, du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học.

Phát triển mạnh kinh tế biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành dầu khí và du lịch biển. Phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia.

Đặc biệt, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại; ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là các dự án giao thông kết nối, các dự án hạ tầng xã hội, hạ tầng khu công nghệ cao, khu công nghiệp; Nâng cao chất lượng đô thị, bảo đảm hiện đại, thông minh và kết nối với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới; phát triển các khu kinh tế gắn với các đô thị trọng điểm và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Nghiên cứu chuyển đổi chức năng các khu công nghiệp, khu chế xuất khi hết thời hạn sử dụng đất, không phù hợp với quy hoạch; Tập trung xây dựng nhà ở để bảo đảm điều kiện sống cho người lao động có thu nhập thấp và lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất;

Đặc biệt, Kế hoạch cũng chú trọng phát triển các lĩnh vực xã hội; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ; Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo với cơ cấu ngành nghề và trình độ hợp lý theo nhiều hình thức;

Tập trung phát triển hệ thống y tế nhằm chăm sóc sức khỏe nhấn dân với hệ thống y tế chất lượng, tiếp cận được dịch vụ kỹ thuật cao, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế mở rộng, bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe, tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng; Kết hợp phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Về quản lý tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Khai thác, sử dụng nguồn nước phù hợp với phân vùng và bảo vệ chức năng nguồn nước; kiểm soát và hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm và thí điểm công trình điều tiết dòng chảy; hoàn chỉnh hệ thống xử lý rác thải, chất thải, nước thải đạt chuẩn môi trường; Phát triển và nâng cao chất lượng rừng nhằm hấp thụ và trung hòa carbon hướng đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và kinh tế carbon thấp;

Về phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác liên kết vùng, nội vùng, Kế hoạch nêu rõ xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối và kết nối phát triển vùng nhằm điều phối hiệu quả các hoạt động liên kết nội vùng và vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, duyên hải miên Trung; tham gia tích cực các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN với các đối tác, các nước trong khu vực; phát huy hiệu quả vai trò của Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ; ban hành chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết tự nguyện; tăng cường tham gia của các hiệp hội ngành hàng và hiệp hội doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con