Đến lượt Moody’s hạ điểm tín nhiệm của Nga
Tương tự Fitch và S&P, Moody's cảnh báo có thể hạ định hạng tín nhiệm của Nga về ngưỡng “rác” (junk) trong thời gian tới
Hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s hôm qua (16/1) đã cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm của Nga, đồng thời cảnh báo có thể hạ định hạng tín nhiệm của nước này về ngưỡng “rác” (junk) trong thời gian tới.
Theo hãng tin Bloomberg, Moody’s hạ điểm tín nhiệm của Nga từ Baa2 xuống Baa3, chỉ còn cao hơn 1 bậc so với ngưỡng “rác”. Mức điểm này ngang bằng với điểm tín nhiệm mà hai tổ chức đánh giá tín nhiệm uy tín khác là S&P và Fitch dành cho Nga.
Tuyên bố của Moody’s cũng cho biết, triển vọng tín nhiệm mà tổ chức này dành cho Nga là “tiêu cực”, đồng nghĩa với khả năng điểm tín nhiệm của Nga có thể bị giảm thêm trong thời gian tới.
Như vậy, đến thời điểm này, cả ba tổ chức tín nhiệm hàng đầu thế giới đã lần lượt cắt giảm điểm tín nhiệm của Nga về sát ngưỡng “rác” đi kèm triển vọng “tiêu cực”. Sự cắt giảm này diễn ra trong bối cảnh giá dầu giảm, đồng Rúp lao dốc, và lệnh trừng phạt siết chặt trở thành những rào cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế Nga.
“Định hạng ‘rác’ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với nợ doanh nghiệp Nga”, nhà quản lý quỹ Ian Hague thuộc Firebird Managemenet LLC nhận định. “Nhiều doanh nghiệp quốc doanh của Nga hiện đã nằm trong diện bị trừng phạt và không được tiếp cận với thị trường nợ quốc tế. Bởi thế, họ sẽ không thể có được những khoản vay mới để thanh toán những khoản nợ cũ”.
Kinh tế Nga tiến sát bờ vực suy thoái sau khi giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này, giảm 50% kể từ tháng 6 năm ngoái. Trong vòng 6 tháng qua, đồng Rúp mất giá 47% dưới sức ép của giá dầu sụt sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Moscow liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Đồng Rúp mất giá chóng mặt khiến Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất 6 lần kể từ tháng 3 năm ngoái và chi 88 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ.
Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Nga công bố hôm qua, lượng vốn ròng tháo chạy khỏi nước này trong năm 2014 là 151,5 tỷ USD, cao chưa từng có từ trước đến nay, và cao hơn nhiều so với mức ước tính sơ bộ được đưa ra trước đây.
“Cú sốc giá dầu nghiêm trọng và có thể sẽ kéo dài, cùng với khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế của Nga suy giảm dưới tác động của lệnh trừng phạt, đang làm suy yếu các yếu tố nền tảng của nền kinh tế Nga và gia tăng sức ép tài chính đối với cả khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân”, tuyên bố hạ điểm tín nhiệm Nga của Moody’s cho biết.
“Trong trung hạn, cú sốc giá dầu và tỷ giá hối đoái sẽ tiếp tục làm xấu đi triển vọng tăng trưởng kinh tế vốn dĩ đã yếu của Nga” - theo Moody’s. Lần hạ điểm tín nhiệm trước đó của Moody’s đối với Nga diễn ra vào tháng 10/2014.
Trong trường hợp điểm tín nhiệm của Nga bị giảm về ngưỡng “rác” - ngưỡng không khuyến nghị đầu tư - nhiều nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu Nga có thể mạnh tay bán ra tài sản này. S&P đã tuyên bố sẽ quyết định có hạ điểm tín nhiệm của Nga về mức “rác” hay không vào cuối tháng 1 này.
Theo Bloomberg, trong tuần này, chi phí bảo hiểm cho trái phiếu Nga đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm.
Theo hãng tin Bloomberg, Moody’s hạ điểm tín nhiệm của Nga từ Baa2 xuống Baa3, chỉ còn cao hơn 1 bậc so với ngưỡng “rác”. Mức điểm này ngang bằng với điểm tín nhiệm mà hai tổ chức đánh giá tín nhiệm uy tín khác là S&P và Fitch dành cho Nga.
Tuyên bố của Moody’s cũng cho biết, triển vọng tín nhiệm mà tổ chức này dành cho Nga là “tiêu cực”, đồng nghĩa với khả năng điểm tín nhiệm của Nga có thể bị giảm thêm trong thời gian tới.
Như vậy, đến thời điểm này, cả ba tổ chức tín nhiệm hàng đầu thế giới đã lần lượt cắt giảm điểm tín nhiệm của Nga về sát ngưỡng “rác” đi kèm triển vọng “tiêu cực”. Sự cắt giảm này diễn ra trong bối cảnh giá dầu giảm, đồng Rúp lao dốc, và lệnh trừng phạt siết chặt trở thành những rào cản lớn đối với tăng trưởng kinh tế Nga.
“Định hạng ‘rác’ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với nợ doanh nghiệp Nga”, nhà quản lý quỹ Ian Hague thuộc Firebird Managemenet LLC nhận định. “Nhiều doanh nghiệp quốc doanh của Nga hiện đã nằm trong diện bị trừng phạt và không được tiếp cận với thị trường nợ quốc tế. Bởi thế, họ sẽ không thể có được những khoản vay mới để thanh toán những khoản nợ cũ”.
Kinh tế Nga tiến sát bờ vực suy thoái sau khi giá dầu, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này, giảm 50% kể từ tháng 6 năm ngoái. Trong vòng 6 tháng qua, đồng Rúp mất giá 47% dưới sức ép của giá dầu sụt sâu và lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Moscow liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Đồng Rúp mất giá chóng mặt khiến Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất 6 lần kể từ tháng 3 năm ngoái và chi 88 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ.
Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Nga công bố hôm qua, lượng vốn ròng tháo chạy khỏi nước này trong năm 2014 là 151,5 tỷ USD, cao chưa từng có từ trước đến nay, và cao hơn nhiều so với mức ước tính sơ bộ được đưa ra trước đây.
“Cú sốc giá dầu nghiêm trọng và có thể sẽ kéo dài, cùng với khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế của Nga suy giảm dưới tác động của lệnh trừng phạt, đang làm suy yếu các yếu tố nền tảng của nền kinh tế Nga và gia tăng sức ép tài chính đối với cả khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân”, tuyên bố hạ điểm tín nhiệm Nga của Moody’s cho biết.
“Trong trung hạn, cú sốc giá dầu và tỷ giá hối đoái sẽ tiếp tục làm xấu đi triển vọng tăng trưởng kinh tế vốn dĩ đã yếu của Nga” - theo Moody’s. Lần hạ điểm tín nhiệm trước đó của Moody’s đối với Nga diễn ra vào tháng 10/2014.
Trong trường hợp điểm tín nhiệm của Nga bị giảm về ngưỡng “rác” - ngưỡng không khuyến nghị đầu tư - nhiều nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu Nga có thể mạnh tay bán ra tài sản này. S&P đã tuyên bố sẽ quyết định có hạ điểm tín nhiệm của Nga về mức “rác” hay không vào cuối tháng 1 này.
Theo Bloomberg, trong tuần này, chi phí bảo hiểm cho trái phiếu Nga đã tăng lên mức cao nhất trong 6 năm.