Doanh nghiệp được tự quyết giá 14 mặt hàng thiết yếu
Từ đầu năm 2009, quyền quyết định giá bán lẻ 14 mặt hàng thiết yếu sẽ được chuyển từ Nhà nước sang cho doanh nghiệp
Từ đầu năm 2009, quyền quyết định giá bán lẻ 14 mặt hàng thiết yếu sẽ được chuyển từ Nhà nước sang cho doanh nghiệp.
Đó là nội dung chính trong Thông tư số 104/2008, vừa được Bộ Tài chính triển khai nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.
14 mặt hàng thiết yếu nói trên bao gồm: xăng, dầu, xi măng, thép xây dựng, thóc gạo, muối, đường, sữa, khí hóa lỏng, phân bón, cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng, một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc, một số loại thuốc thú y, thuốc phòng chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu.
Các doanh nghiệp kinh doanh sẽ được tự quyết định về giá bán, nhưng mức giá này không được quá cao và phải phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị.
Ngoài ra, trước khi thực hiện giá bán mới, doanh nghiệp phải đăng ký giá với cơ quan quản lý Nhà nước. Trong vòng 3-7 ngày, nếu cơ quan quản lý không có ý kiến phản bác, doanh nghiệp mới được thực hiện theo giá mức mới.
"Mô hình quản lý giá theo hướng mở sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào những lĩnh vực mà Nhà nước chi phối giá cả đầu ra. Tuy nhiên Nhà nước cũng giám sát chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để bình ổn thị trường”, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết khi trả lời báo giới. Trên thực tế, từ năm 2008, giá xăng dầu - những mặt hàng thiết yếu - đã được Nhà nước cho doanh nghiệp tự quyết định.
Đó là nội dung chính trong Thông tư số 104/2008, vừa được Bộ Tài chính triển khai nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.
14 mặt hàng thiết yếu nói trên bao gồm: xăng, dầu, xi măng, thép xây dựng, thóc gạo, muối, đường, sữa, khí hóa lỏng, phân bón, cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng, một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc, một số loại thuốc thú y, thuốc phòng chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu.
Các doanh nghiệp kinh doanh sẽ được tự quyết định về giá bán, nhưng mức giá này không được quá cao và phải phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị.
Ngoài ra, trước khi thực hiện giá bán mới, doanh nghiệp phải đăng ký giá với cơ quan quản lý Nhà nước. Trong vòng 3-7 ngày, nếu cơ quan quản lý không có ý kiến phản bác, doanh nghiệp mới được thực hiện theo giá mức mới.
"Mô hình quản lý giá theo hướng mở sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân sách và khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào những lĩnh vực mà Nhà nước chi phối giá cả đầu ra. Tuy nhiên Nhà nước cũng giám sát chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để bình ổn thị trường”, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết khi trả lời báo giới. Trên thực tế, từ năm 2008, giá xăng dầu - những mặt hàng thiết yếu - đã được Nhà nước cho doanh nghiệp tự quyết định.