Doanh nghiệp ngành xây dựng: Tự “bắn chân nhau”, đưa nhau vào bế tắc

Phan Nam
Chia sẻ

Mặc dù biết là sẽ lỗ nặng, nhưng để không bị “đói” việc; để tồn tại, chờ cơ hội; thậm chí là để “làm đẹp” hồ sơ, nhiều nhà thầu xây dựng đã chọn cách cạnh tranh bằng bỏ thầu giá cực thấp…

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tại buổi giao lưu "Cà phê nhà thầu xây dựng" diễn ra ngày 11/5, các lãnh đạo doanh nghiệp đều bày tỏ lo ngại về việc các nhà thầu xây dựng đang tự “bắn vào chân nhau” bằng việc cạnh tranh phá giá. Thực trạng này ngày càng phổ biến, đang triệt hạ dần ngành xây dựng Việt Nam…

CÀNG LÀM CÀNG LỖ, CÀNG LÀM CÀNG LO...

Theo đánh giá của Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), trong thời gian gần đây, ngoại trừ một số doanh nghiệp có chuyên môn về hạ tầng kỹ thuật được chỉ định tham gia vào các gói hạ tầng kỹ thuật lớn quốc gia, còn lại do lĩnh vực bất động sản không có dự án mới nên doanh nghiệp xây dựng cũng không có việc, đặc biệt là các công ty chuyên về xây dựng dân dụng.

Từ chỗ “đói” việc nhưng vẫn phải nuôi bộ máy, nuôi công nợ…, nên để có dòng tiền duy trì doanh nghiệp thì cách mà nhiều nhà thầu đang buộc phải làm là cạnh tranh bằng giá. Cứ giảm giá bất chấp để được nhận thầu, mặc dù biết chắc chắn sẽ lỗ.

“Càng làm càng lo”, "càng làm càng lỗ" là tình trạng chung của các nhà thầu phá giá nhưng đây là cách cạnh tranh dễ nhất. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng: một là công trình bị bớt xén chất lượng, hai là các công ty xây dựng tự “gặm xương mình” để tồn tại. Hiện tượng này càng ngày càng phổ biến trong cả lĩnh vực xây dựng dân dụng lẫn đầu tư công, dẫn đến nguy cơ các nhà thầu xây dựng tự tiêu vong.

“Ví như vừa rồi, một chủ đầu tư mở thầu một công trình cao tầng, trong khi các nhà thầu khác bỏ thầu tầm 860 tỷ đồng thì một nhà thầu đã hạ xuống mức 710 tỷ đồng, đánh bật các nhà thầu khác. Trong khi trước đây, đơn vị này chưa bao giờ chấp nhận bỏ thầu thấp”, đại diện VACC cho biết.

“Nhìn lại thời gian trước, khi các dự án được triển khai ồ ạt, nhiều nhà thầu đã đầu tư hàng loạt máy móc thiết bị… để tham gia thi công. Áp lực khấu hao lớn cộng với nhiều nguyên nhân khác nữa khiến họ bằng mọi cách phải trúng thầu. Mới đây, Bộ Giao thông vận tải mở 2 gói thầu thuộc một dự án giao thông (cỡ mấy trăm tỷ). Ở gói thầu thứ nhất, có nhà thầu bỏ giá giảm tới 14%. Cũng nhà thầu đó bỏ gói thầu thứ 2 giảm hơn 25%... Với giá trúng thầu này, làm hoà vốn đã là khó”, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc công ty Trường Sơn, dẫn chứng.

Cũng đề cập đến tình trạng trên, ông Vũ Xuân Thắng, Phó Tổng giám đốc Coma, cho biết một số đơn vị qua quá trình thi công có nhiều vấn đề, dẫn đến khó khăn về tài chính nên rất muốn có hợp đồng bằng mọi giá. Nhưng không phải để làm thực, mà là để “làm đẹp” hồ sơ, để “có chân” trong dự án, để đáo nợ ngân hàng... Nhưng khi bắt tay vào triển khai, họ sẽ yêu cầu tăng vốn đầu tư, nếu không thì không làm. Với quy chế hiện nay, nếu doanh nghiệp bỏ giá thầu thấp, các chủ đầu tư không chọn là vi phạm quy định. Song chọn nhà thầu đó, chủ đầu tư là Nhà nước có khi cũng “chết”, doanh nghiệp trúng thầu cũng “chết”, còn các nhà thầu làm ăn nghiêm túc thì điêu đứng.

TỰ TRIỆT TIÊU NHAU NGAY KHI ĐANG CHỜ ĐƯỢC “CỨU”

Nhiều doanh nghiệp còn lo ngại rằng việc bỏ giá thầu thấp là đi ngược với mục tiêu phát triển của ngành xây dựng và ngược với những gì Hiệp hội nhà thầu đang kiến nghị các cơ quan cấp trên để bãi bỏ hệ thống đơn giá, định mức cổ điển hiện nay (rất thấp so với giá thực tế). Khi không ít doanh nghiệp bỏ giá thầu thấp thì những kiến nghị này sẽ khó được các đơn vị chức năng xem xét, tháo gỡ.

Và như thế, trên thị trường xây dựng vẫn tồn tại hai giá: giá Nhà nước - thể hiện qua hệ thống đơn giá định mức do Bộ Xây dựng ban hành và giá thị trường tự do - áp dụng cho các công trình vốn đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, điều này gây ra muôn vàn khó khăn cho các nhà thầu xây dựng. Bởi hệ thống đơn giá định mức của chúng ta (xây dựng từ những năm 1960) hiện đang tồn tại rất nhiều hạn chế. Mặc dù vừa qua, sau kiến nghị của Hiệp hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành điều chỉnh được khoảng 300 định mức, đơn giá (trong khi riêng ngành giao thông có khoảng 40 ngàn định mức). Tuy nhiên, việc điều chỉnh vẫn rất chậm và còn nhiều bất cập.

Với một số vật liệu được sử dụng nhiều như bê tông thì vẫn chưa được điều chỉnh định mức. Đồng thời, một số công việc chuyên ngành giao thông hay máy móc, công nghệ thi công mới… lại chưa có định mức. Còn các đơn giá định mức khác thì quá thấp so với giá thực tế, nhất là đơn giá nhân công.

“Theo đơn giá định mức nhân công, tiền lương của kỹ sư giám sát công trường là 6 triệu đồng/tháng nhưng thực tế, để thuê được một kỹ sư như thế, nhà thầu phải trả 25 triệu đồng/tháng.

Ở một số công trình giao thông trọng điểm, giá đất đắp đường được quy định là 100 ngàn đồng/khối nhưng khi các doanh nghiệp ồ ạt vào làm thì đơn giá thực tế bị đẩy lên cao chót vót; chi phí bồi thường cho mỏ đất làm vật liệu san lấp là 5 triệu đồng/ha nhưng thực chất phải trả 25 triệu đồng/ha… Ngoài ra, tại hầu hết các địa phương đều thiếu vật liệu để thi công, khiến nhà thầu phải “nằm” chờ, không triển khai được thì lãi cũng thành lỗ.

Ở một số gói thầu thuộc đường cao tốc, 319 bỏ giá thầu thấp hơn có 1,4% mà còn lỗ. Không biết với trường hợp giảm đến 25% thì họ làm kiểu gì, chất lượng, khối lượng, chi phí quản lý… ra sao?”, ông Nguyễn Minh Khiêm, Tổng giám đốc công ty 319 chia sẻ.

“Chúng ta luôn phản ánh định mức giá xây dựng đang quá thấp so với thực tế và kiến nghị Chính phủ cùng các Bộ, ngành “cởi trói” về đơn giá định mức. Nhưng khi các cơ quan bên trên chưa kịp “cứu” thì chúng ta đã tự “giết nhau” bằng việc phá giá - ngược lại với phản ánh trên, thì ai “cứu” được? Liệu những phản ánh, kiến nghị đó có được xem xét, điều chỉnh không? Nếu tình trạng này không được giải quyết là chúng ta tự đưa nhau đến bế tắc”, Phó Tổng giám đốc công ty Trường Sơn, nêu quan điểm.

Trước nguy cơ trên, các nhà thầu đồng loạt đề xuất những giải pháp chống phá giá trong đấu thầu dự án. Đồng thời, đề nghị Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam kiến nghị lên các cơ quan chức năng có chế tài cụ thể đối với các trường hợp phá giá…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con