Doanh nghiệp nhà nước: 7 khác biệt và 5 đề xuất
Sửa đổi những khác biệt với thông lệ quốc tế là yêu cầu cấp thiết đối với khối doanh nghiệp nhà nước
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) mới đây đã đưa ra báo cáo nghiên cứu về các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh rằng có 7 điểm khác biệt khá cơ bản giữa doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam với các nước khác.
Các điểm khác biệt được VAFI tổng kết bao gồm khái niệm doanh nghiệp nhà nước; loại hình doanh nghiệp nhà nước không cổ phần hóa; hình thức huy động vốn; chế độ công khai minh bạch; cơ quan đại diện cổ phần nhà nước; chế độ thu nhập của người lao động và tiến trình ra quyết định quản lý.
Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp nhà nước hiện có trên 1.000 doanh nghiệp không cổ phần hóa, trong khi đó các nước phát triển như nhóm G7 chẳng hạn còn rất ít doanh nghiệp nhà nước hoặc chỉ còn tồn tại ở những lĩnh vực cực kỳ quan trọng như dầu khí, xăng dầu, vận tải công cộng...
Đối với vấn đề huy động vốn, trong khi doanh nghiệp nhà nước Việt Nam có thể được nhà nước cấp vốn và không thể huy động được vốn cổ phần thì ở nước ngoài doanh nghiệp nhà nước có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ cổ đông nhà nước và tư nhân, vì hầu hết doanh nghiệp nhà nước đều là những doanh nghiệp lớn và phải thực hiện niêm yết.
Về chế độ công khai minh bạch, tại Việt Nam chưa có cơ chế để doanh nghiệp nhà nước phải công bố báo cáo tài chính lên website và các phương tiện thông tin đại chúng, trừ lĩnh vực tài chính ngân hàng. Rất ít có doanh nghiệp nhà nước tự nguyện công bố báo cáo tài chính lên website, và do đó rất khó nắm bắt được tình hình tài chính và tình hình hoạt động một cách chi tiết.
Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước ở nước ngoài công khai thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động một cách đầy đủ và thường xuyên như một doanh nghiệp niêm yết; chịu sự giám sát, chất vấn từ các cổ đông thông qua nhiều hình thức.
Quan trọng nhất là tiến trình ra quyết định của doanh nghiệp nhà nước hiện cũng ghi nhận sự khác biệt đáng kể. Tại Việt Nam, những quyết định quan trọng phải xin phê chuẩn từ cơ quan đại diện nhà nước và tiến trình thông qua quyết định mất nhiều thời gian.
Trong khi ở nước ngoài, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối nhưng hoạt động như một cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ có thể phủ quyết những quyết định không có lợi cho doanh nghiệp hoặc cho họ.
Theo VAFI, sự khác biệt như trên là căn nguyên của nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đang gặp phải và do đó, cần nhanh chóng thu hẹp sự khác biệt này.
Theo VAFI, Việt Nam không nên duy trì mô hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích vì các loại hình doanh nghiệp nhà nước công ích như duy tu đường xá cầu cống, thủy lợi….cần được cổ phần hóa để tạo cơ chế hoạt động cạnh tranh hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động đồng thời giảm thiểu chi phí của nhà nước.
Thứ hai, nên qui định tất cả doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện chế độ công bố thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động như 1 công ty niêm yết; có thể chấp nhận công việc kiểm toán, tiến độ công bố thông tin là chậm hơn so với công ty niêm yết. Bên cạnh đó, cần công bố thông tin một cách đầy đủ, thường xuyên và công khai như công ty niêm yết để tăng cường hoạt động giám sát doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, những doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa trong các năm vừa qua mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu của tiến trình cải tổ, cần phải tiếp tục tiến trình cải tổ theo hướng bán bớt hoặc bán toàn bộ cổ phần nhà nước cho nhà đầu tư chiến lược hoặc cho công chúng để tăng cường quản trị doanh nghiệp, tăng khả năng tài chính nội tại của doanh nghiệp, đồng thời phải thực hiện niêm yết chứng khoán.
Thứ tư, không nên hình thành thêm các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bằng cơ chế hành chính. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và ở nước ta đã chỉ ra rằng con đường hình thành doanh nghiệp qui mô vốn lớn hoạt động hiệu quả phải là con đường cổ phần hóa và niêm yết chứng khoán. Việc hình thành các Tập đoàn từ phép cộng hành chính ít giải quyết được các vấn đề lớn về nâng cao quản trị doanh nghiệp và huy động vốn.
Thứ năm, cần nhanh chóng chuyển đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước sang mô hình hoạt động công ty cổ phần. Tiến trình bán đáng kể cổ phần nhà nước, thu hút đối tác chiến lược có thể phải kéo dài nhiều năm, vì còn phụ thuộc vào sức khỏe của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, theo VAFI, việc cùng một thời điểm chuyển đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty cổ phần có cổ phần đa số của nhà nước, kể cả việc chấp nhận nhà nước nắm giữ 95% vốn điều lệ lúc ban đầu không có gì khó khăn cả, nếu thực hiện đồng thời thì tiến trình này chỉ mất 3 năm.
Vẫn theo VAFI, việc chuyển đổi đồng loạt theo cách thức như trên sẽ làm cho gần như toàn bộ doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều, đó sẽ là tiền đề để dễ dàng thực hiện tiến trình cải tổ doanh nghiệp.
Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ mới đây đã quyết định tăng cường nhân sự cho Ban chỉ đạo Đổi mới doanh nghiệp nhà nước, theo đó lĩnh vực quan trọng này sẽ có một cán bộ lãnh đạo chuyên trách để thúc đẩy các công việc cần thiết.
Các điểm khác biệt được VAFI tổng kết bao gồm khái niệm doanh nghiệp nhà nước; loại hình doanh nghiệp nhà nước không cổ phần hóa; hình thức huy động vốn; chế độ công khai minh bạch; cơ quan đại diện cổ phần nhà nước; chế độ thu nhập của người lao động và tiến trình ra quyết định quản lý.
Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp nhà nước hiện có trên 1.000 doanh nghiệp không cổ phần hóa, trong khi đó các nước phát triển như nhóm G7 chẳng hạn còn rất ít doanh nghiệp nhà nước hoặc chỉ còn tồn tại ở những lĩnh vực cực kỳ quan trọng như dầu khí, xăng dầu, vận tải công cộng...
Đối với vấn đề huy động vốn, trong khi doanh nghiệp nhà nước Việt Nam có thể được nhà nước cấp vốn và không thể huy động được vốn cổ phần thì ở nước ngoài doanh nghiệp nhà nước có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ cổ đông nhà nước và tư nhân, vì hầu hết doanh nghiệp nhà nước đều là những doanh nghiệp lớn và phải thực hiện niêm yết.
Về chế độ công khai minh bạch, tại Việt Nam chưa có cơ chế để doanh nghiệp nhà nước phải công bố báo cáo tài chính lên website và các phương tiện thông tin đại chúng, trừ lĩnh vực tài chính ngân hàng. Rất ít có doanh nghiệp nhà nước tự nguyện công bố báo cáo tài chính lên website, và do đó rất khó nắm bắt được tình hình tài chính và tình hình hoạt động một cách chi tiết.
Trong khi đó, doanh nghiệp nhà nước ở nước ngoài công khai thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động một cách đầy đủ và thường xuyên như một doanh nghiệp niêm yết; chịu sự giám sát, chất vấn từ các cổ đông thông qua nhiều hình thức.
Quan trọng nhất là tiến trình ra quyết định của doanh nghiệp nhà nước hiện cũng ghi nhận sự khác biệt đáng kể. Tại Việt Nam, những quyết định quan trọng phải xin phê chuẩn từ cơ quan đại diện nhà nước và tiến trình thông qua quyết định mất nhiều thời gian.
Trong khi ở nước ngoài, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối nhưng hoạt động như một cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ có thể phủ quyết những quyết định không có lợi cho doanh nghiệp hoặc cho họ.
Theo VAFI, sự khác biệt như trên là căn nguyên của nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đang gặp phải và do đó, cần nhanh chóng thu hẹp sự khác biệt này.
Theo VAFI, Việt Nam không nên duy trì mô hình doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích vì các loại hình doanh nghiệp nhà nước công ích như duy tu đường xá cầu cống, thủy lợi….cần được cổ phần hóa để tạo cơ chế hoạt động cạnh tranh hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động đồng thời giảm thiểu chi phí của nhà nước.
Thứ hai, nên qui định tất cả doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện chế độ công bố thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động như 1 công ty niêm yết; có thể chấp nhận công việc kiểm toán, tiến độ công bố thông tin là chậm hơn so với công ty niêm yết. Bên cạnh đó, cần công bố thông tin một cách đầy đủ, thường xuyên và công khai như công ty niêm yết để tăng cường hoạt động giám sát doanh nghiệp nhà nước.
Thứ ba, những doanh nghiệp nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa trong các năm vừa qua mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu của tiến trình cải tổ, cần phải tiếp tục tiến trình cải tổ theo hướng bán bớt hoặc bán toàn bộ cổ phần nhà nước cho nhà đầu tư chiến lược hoặc cho công chúng để tăng cường quản trị doanh nghiệp, tăng khả năng tài chính nội tại của doanh nghiệp, đồng thời phải thực hiện niêm yết chứng khoán.
Thứ tư, không nên hình thành thêm các tập đoàn, tổng công ty nhà nước bằng cơ chế hành chính. Kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và ở nước ta đã chỉ ra rằng con đường hình thành doanh nghiệp qui mô vốn lớn hoạt động hiệu quả phải là con đường cổ phần hóa và niêm yết chứng khoán. Việc hình thành các Tập đoàn từ phép cộng hành chính ít giải quyết được các vấn đề lớn về nâng cao quản trị doanh nghiệp và huy động vốn.
Thứ năm, cần nhanh chóng chuyển đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước sang mô hình hoạt động công ty cổ phần. Tiến trình bán đáng kể cổ phần nhà nước, thu hút đối tác chiến lược có thể phải kéo dài nhiều năm, vì còn phụ thuộc vào sức khỏe của thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, theo VAFI, việc cùng một thời điểm chuyển đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty cổ phần có cổ phần đa số của nhà nước, kể cả việc chấp nhận nhà nước nắm giữ 95% vốn điều lệ lúc ban đầu không có gì khó khăn cả, nếu thực hiện đồng thời thì tiến trình này chỉ mất 3 năm.
Vẫn theo VAFI, việc chuyển đổi đồng loạt theo cách thức như trên sẽ làm cho gần như toàn bộ doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều, đó sẽ là tiền đề để dễ dàng thực hiện tiến trình cải tổ doanh nghiệp.
Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ mới đây đã quyết định tăng cường nhân sự cho Ban chỉ đạo Đổi mới doanh nghiệp nhà nước, theo đó lĩnh vực quan trọng này sẽ có một cán bộ lãnh đạo chuyên trách để thúc đẩy các công việc cần thiết.