Đón đầu xu hướng khi châu Âu áp dụng Chiến lược dệt may mới

Vũ Khuê
Chia sẻ

Chiến lược phát triển bền vững và tuần hoàn dệt may của EU sẽ đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm bền vững nhất mới được bán ở Châu Âu…

Dệt may Việt Nam đứng trước sức ép phải thay đổi để xuất khẩu vào EU.
Dệt may Việt Nam đứng trước sức ép phải thay đổi để xuất khẩu vào EU.

Vào cuối tháng 3/2022, Ủy ban châu Âu đã trình bày đề xuất đối với Chiến lược Dệt may mới của EU, là một phần trong kế hoạch hành động lớn hơn về một nền kinh tế tuần hoàn.

Nền kinh tế tuần hoàn là một phần của Thỏa thuận Xanh châu Âu nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường.

Đồng thời với Chiến lược Dệt may, Ủy ban châu Âu đã trình bày một bản sửa đổi Quy định thiết kế sinh thái, nhằm đặt ra các yêu cầu pháp lý đối với các nhóm sản phẩm khác nhau, bao gồm cả quần áo và giày dép.

Dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái, trong khi ngành da giày phải đáp ứng các yêu cầu ở giai đoạn sau.

TẠI SAO LẠI LÀ CHIẾN LƯỢC DỆT MAY?

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may tiếp tục phát triển sẽ tác động đến khí hậu, tiêu thụ nước và năng lượng, môi trường.

Sản lượng dệt may toàn cầu gần như tăng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2015 và tiêu thụ quần áo, dệt may dự kiến tăng 63% vào năm 2030, đạt mức 102 triệu tấn vào năm 2030 từ mức 62 triệu tấn hiện nay.

Tại EU, tiêu thụ hàng dệt may, tính trung bình, đứng thứ tư trong các ngành có tác động tiêu cực đối với môi trường và biến đổi khí hậu và đứng thứ ba trong việc tiêu thụ nước và sử dụng đất.

Ngoài ra, hiện có xu hướng sử dụng hàng dệt may trong thời gian rất ngắn trước khi vứt bỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Hàng năm, ở EU có khoảng 5,8 triệu tấn hàng dệt may bị loại bỏ, tương đương với 11kg/người.

Do vậy, EU đã thay đổi cách tiếp cận đối với các thách thức về tính bền vững và bằng việc loại bỏ các luật mềm như hướng dẫn quốc tế để chuyển sang các luật cứng như qui định và chỉ thị có tính ràng buộc pháp lý.

Do đó, Chiến lược dệt may bao gồm nhiều yếu tố để tạo ra động lực cho ngành dệt may. Chẳng hạn, các sản phẩm phải được thiết kế và sản xuất để chúng có thể sử dụng lâu hơn, có thể được sửa chữa, sau đó được tái sử dụng - nói cách khác, nằm trong một vòng tuần hoàn.

Ngoài các tiêu chí thiết kế, Quy định thiết kế sinh thái còn bao gồm việc phát triển hộ chiếu sản phẩm số, ngoài thông tin thông thường, còn phải thông báo cho người tiêu dùng biết về hàm lượng hóa chất, khả năng sửa chữa,và thành phần sợi.

Các yêu cầu thông tin cụ thể về sản phẩm sẽ đảm bảo cho người tiêu dùng biết được tác động của sản phẩm đến môi trường khi mua hàng. Một yếu tố nữa là tăng cường thực thi việc bài trừ các hành vi quảng cáo sai lệch về thời trang bền vững “greenwashing”.

Đây là hành vi mà các thương hiệu thời trang hay sử dụng để tiếp thị sản phẩm là thời trang bền vững nhưng lại không thực thi các qui chuẩn nghiêm ngặt của thời trang bền vững.

Đề xuất cũng bao gồm các biện pháp chấm dứt việc tiêu hủy hàng tiêu dùng tồn đọng, cũng như mở rộng hoạt động mua sắm công xanh và cung cấp các ưu đãi cho các sản phẩm bền vững.

Quy định thiết kế sinh thái cuối cùng phải được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thông qua, dự kiến vào cuối năm 2023, trước khi các tiêu chí đầu tiên cho các nhóm sản phẩm khác được xác định, dự kiến vào năm 2024.

Như vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, đến năm 2030, các sản phẩm dệt may được đưa vào thị trường EU có tuổi thọ cao và có thể tái chế, được làm chủ yếu từ sợi tái chế, không chứa các chất độc hại và được sản xuất đáp ứng các quyền về xã hội và môi trường.

Người tiêu dùng được hưởng lợi từ hàng dệt may chất lượng cao với giá cả phải chăng, thời trang nhanh không còn là mốt, các dịch vụ sửa chữa và tái sử dụng được phổ biến rộng rãi.

Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trong chuỗi giá trị, kể cả khi chúng trở thành chất thải. Hệ sinh thái hàng dệt may tuần hoàn đang phát triển mạnh, được thúc đẩy bởi năng lực tái chế sợi thành sợi sáng tạo, trong khi việc đốt và chôn lấp hàng dệt may được giảm đến mức tối thiểu.

PHẢI THAY ĐỔI NẾU MUỐN XUẤT KHẨU LÂU DÀI VÀO EU

Trước các yêu cầu khắt khe trên, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển khuyến cáo, trong thời gian tới, các doanh nghiệp dệt may và giày dép Việt Nam cần nghiên cứu, đổi mới, đi tắt, đón đầu các xu hướng để bứt phát thành công.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), cho biết tiến trình xanh hoá ngành dệt may là mục tiêu mà ngành dệt may đã đưa ra trong suốt 5 năm qua. Đây là chương trình tất yếu đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải thực hiện.

Tỷ trọng chương trình phát triển xanh hoá trong lĩnh vực này hiện đã chiếm trên 50%. Năm 2023 mục tiêu đặt ra đạt tỷ lệ trên 70%. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào hạ tầng, môi trường, năng lượng tái tạo… đặc biệt liên quan tới nước cấp, nước thải và xử lý nước. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành may, sợi, dệt, nhuộm… hầu hết đã đạt được các chuẩn mực trong Luật môi trường Việt Nam cũng như đánh giá của khách hàng.

“Nếu doanh nghiệp không đạt mục tiêu đánh giá môi trường xanh thì doanh nghiệp sẽ không đi cùng cuộc chơi cùng với các nhãn hàng và sẽ không có đơn hàng để phát triển sản xuất”, ông Giang nhận định.

Bà Nguyễn Thanh Ngân, Phó Trưởng ban Đầu tư & Phát triển, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), cho rằng để xuất khẩu lâu sang EU, các doanh nghiệp dệt may cần xây dựng mục tiêu cụ thể trong chiến lược kinh doanh của đơn vị có tính đến giảm phát thải carbon.

Đồng thời, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, nguyên liệu tái chế, thiết kế sản phẩm theo hướng tuần hoàn. Tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm năng lượng.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong hoạt động sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từng bước xây dựng hộ chiếu kỹ thuật số cho sản phẩm dệt may.

Cũng như cần xây dựng bộ máy quản lý, giám sát và tuân thủ quy định về giảm phát thải khí nhà kính trong nước và quốc tế. Thực hiện các cam kết giảm phát thải, tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định của khách hàng. Áp dụng triệt để các giải pháp về kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh cho ngành dệt may…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con