Đóng cửa sân bay 9 tháng, vẫn có thể tới Côn Đảo bằng đường hàng không?

Tường Bách
Chia sẻ

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gửi tới trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, về giải pháp đi lại thay thế giữa đảo và đất liền trong thời gian sân bay phải đóng cửa để thi công…

Dịch vụ trực thăng do Công ty Trực thăng miền Nam khai thác. Ảnh:  Binh đoàn 18.
Dịch vụ trực thăng do Công ty Trực thăng miền Nam khai thác. Ảnh: Binh đoàn 18.

Theo thông báo từ Cục Hàng không Việt Nam ngày 8/8, sân bay Côn Đảo sẽ đóng cửa trong 9 tháng, từ tháng 4/2023, để tiến hành nâng cấp. Trong giai đoạn đóng cửa sân bay Côn Đảo, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách để bảo đảm an toàn trong hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển tới đảo.

Bộ này cũng đề nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Ủy ban Nhân dân huyện Côn Đảo phối hợp, tăng cường tiếp nhận tàu khách ra đảo để đáp ứng nhu cầu vận tải tăng cao của người dân và khách du lịch. Đáng chú ý, theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, sau khi sân bay đóng cửa, du khách vẫn có thể di chuyển bằng đường hàng không từ sân bay Vũng Tàu, qua dịch vụ trực thăng do Công ty Trực thăng miền Nam thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) khai thác.

Mỗi tuần có hai chuyến bay khứ hồi vào thứ Sáu và Chủ nhật, khởi hành từ Vũng Tàu lúc 13h30, dự kiến đến Côn Đảo lúc 14h30. Chiều ngược lại, trực thăng rời Côn Đảo lúc 15h30, dự kiến đến Vũng Tàu lúc 16h30 cùng ngày. Giá 2,2 triệu đồng một lượt cho người lớn và 1,98 triệu đồng một lượt cho trẻ em từ 2 đến dưới 12 tuổi (dưới 2 tuổi miễn phí).

Số lượng khách trong một chuyến bay tối đa 22 người. Mỗi hành khách được phép mang tối đa 5 kg hành lý xách tay, 10 kg hành lý ký gửi. Du khách tới trực tiếp sân bay Vũng Tàu để đặt vé.

Bên cạnh đó, du khách có thể đi tàu cao tốc từ Vũng Tàu, Sóc Trăng và Cần Thơ ra Côn Đảo. Tất cả các chuyến đường thủy đến Côn Đảo đều cập cảng Bến Đầm. Cụ thể, hiện nay có 4 tuyến vận tải hành khách từ bờ ra Côn Đảo thuộc 3 doanh nghiệp đăng ký vận tải tuyến cố định đã được chấp thuận gồm tuyến Vũng Tàu - Côn Đảo; Trần Đề (Sóc Trăng) - Côn Đảo và Cần Thơ - Côn Đảo. Riêng tuyến TP.HCM - Côn Đảo đã được công bố nhưng chưa có đơn vị được cấp phép vận tải hành khách cố định.

Du khách cũng có thể đi tàu cao tốc từ Vũng Tàu, Sóc Trăng và Cần Thơ ra Côn Đảo.  Ảnh: GreenLines DP.
Du khách cũng có thể đi tàu cao tốc từ Vũng Tàu, Sóc Trăng và Cần Thơ ra Côn Đảo.  Ảnh: GreenLines DP.

Tại Vũng Tàu (cảng Cầu Đá), các hãng Côn Đảo Express, Phú Quốc Express và GreenLines DP có tàu đi Côn Đảo. Giá 790.000 đồng mỗi vé vào ngày thường, 950.000 đồng mỗi vé từ thứ Sáu đến Chủ nhật. Thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng. Từ Cần Thơ (bến Ninh Kiều), giá vận chuyển là 750.000 đồng mỗi vé vào ngày thường, 850.000 đồng mỗi vé vào ba ngày cuối tuần. Thời gian di chuyển khoảng 3 tiếng.

Hiện tại, Ban Quản lý cảng Bến Đầm vẫn hạn chế số lượt tàu vào và rời cảng, chỉ cho phép 2 chuyến tàu một ngày. Do vậy, không phải ngày nào các hãng tàu cũng có chuyến ra Côn Đảo. Du khách cần đặt sớm trước một tuần và mua vé khứ hồi.

Sân bay Côn Đảo nhiều năm qua đã phải đối mặt với tình trạng quá tải do nhu cầu của khách du lịch ra đảo lớn, nhưng hạ tầng sân bay hạn chế. Sân bay có đường băng ngắn, bị giới hạn 2 đầu là biển, 2 mặt còn lại có núi cao. Hiện tại, có 2 hãng hàng không nội địa khai thác các chuyến bay từ đất liền ra Côn Đảo là Vietnam Airlines bằng tàu bay ATR72 và Bamboo Airways sử dụng dòng máy bay phản lực thế hệ mới Embraer 195. Trong tháng 8/2022, tần suất bay của Vietnam Airlines từ 12 - 14 chuyến/ngày, Bamboo khai thác khoảng từ 4 - 7 chuyến/ngày.

Sân bay Côn Đảo nhiều năm qua đã phải đối mặt với tình trạng quá tải do nhu cầu của khách du lịch ra đảo lớn.
Sân bay Côn Đảo nhiều năm qua đã phải đối mặt với tình trạng quá tải do nhu cầu của khách du lịch ra đảo lớn.

Theo quy hoạch, sân bay Côn Đảo sẽ được mở rộng để đạt công suất 2 triệu khách/năm (gấp 5 lần hiện nay), có 8 vị trí đỗ máy bay (thêm 6 vị trí mới); đường băng kéo dài thêm 15m và mở rộng thêm 5m so với hiện nay, đáp ứng khả năng khai thác máy bay Airbus A320/321 và tương đương; bổ sung đèn tín hiệu, công trình quản lý bay để có thể khai thác vào ban đêm. Tổng mức đầu tư dự án trên hơn 3.794 tỷ đồng. Trong đó, một phần sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (đường băng, đường lăn, sân đỗ), một phần sử dụng vốn doanh nghiệp (nhà ga hành khách, công trình quản lý bay).

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con