Dự thảo Thông tư quản lý Quỹ Bảo vệ môi trường còn nhiều quy định bất hợp lý

Chương Phượng
Chia sẻ

Nhiều hiệp hội ngành hàng cho rằng “Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải” đưa ra nhiều quy định mâu thuẫn với Luật Bảo vệ môi trường…

Doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường.

Tại hội thảo “Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải” do Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức tại TP. HCM mới đây, các hiệp hội ngành hàng cho rằng Dự thảo còn nhiều điểm bất hợp lý và mâu thuẫn với Luật Bảo vệ Môi trường...

LO QUỸ MÔI TRƯỜNG SẼ BỊ SỬ DỤNG SAI MỤC ĐÍCH

Sau khi nghiên cứu kỹ, các Hiệp hội cho rằng Dự thảo còn nhiều điểm bất hợp lý và mâu thuẫn với Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và các quy định pháp luật hiện hành; ảnh hưởng lớn đến niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp khi việc sử dụng nguồn tài chính đóng góp của các doanh nghiệp vào bảo vệ môi trường chưa thật sự đảm bảo đúng mục đích.

 

“Chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo xem lại quy định các khoản chi phí cho hoạt động của Văn phòng EPR Việt Nam tại Điều 26 của Dự thảo. Chúng tôi cho rằng một số mục chi chưa rõ ràng, như chi phí cho hoạt động nghiệp vụ khác, hay khoản chi thực tế không phát sinh, như chi phí tiền lương, trích nộp quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp…”

Ông John Rockhold, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Việt Nam.

Điều 23 Dự thảo quy định Chi phí quản lý, điều hành văn phòng EPR Việt Nam (với chức năng quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu - PV) bao gồm 11 loại chi phí, trong đó chỉ có 1 loại chi phí (tại khoản 1) là được dùng vào việc hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải, còn lại 10 loại chi phí khác (từ khoản 2 đến khoản 11), như mua sắm tài sản, truyền thông, giao dịch, đối ngoại, hội thảo, hội nghị, chi hỗ trợ cho đảng bộ, đoàn thể…, đều sử dụng từ khoản đóng góp của doanh nghiệp cho tái chế sản phẩm, bao bì, xử lý chất thải.

Trong khi đó, Luật Bảo vệ môi trường quy định rất rõ rằng: “Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì” (tại điểm b, khoản 4, Điều 54) và “việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định” (tại điểm c, khoản 4, Điều 54), điều này có nghĩa là khoản đóng góp tài chính này được Luật quy định chỉ sử dụng cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì và không sử dụng vào các mục đích khác.

“Do đó, việc Dự thảo cho phép sử dụng các khoản đóng góp của doanh nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì vào các mục đích khác như trên là hoàn toàn trái nguyên tắc, đi ngược lại và không thống nhất với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường”, các Hiệp hội nhấn mạnh.

Về hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế và xử lý chất thải, các Hiệp hội đề nghị Ban soạn thảo quy định cụ thể hơn các tiêu chí lựa chọn và quy trình xét duyệt, giải ngân để để đảm bảo sự minh bạch, công bằng cho các đối tượng được hỗ trợ, tránh phát sinh cơ chế “xin-cho” trong quá trình thực hiện sau này.

VĂN PHÒNG EPR QUỐC GIA CẦN CÓ ĐẠI DIỆN CÁC HIỆP HỘI

Điều 24 Dự thảo đưa ra quy định “Văn phòng EPR quốc gia” “là đơn vị sự nghiệp công, tự chủ về biên chế và tài chính”, lương thưởng như cán bộ trong biên chế.  

Các Hiệp hội cho rằng Dự thảo quy định như vậy là hoàn toàn đi ngược lại và không nhất quán với các quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Nghị định 204/2004/NĐ-CP, bởi theo khoản 2, Điều 88, Nghị định 08/2022/NĐ-CP “Văn phòng giúp việc cho Hội đồng EPR…làm việc theo chế độ kiêm nhiệm” và theo khoản 2, Điều 6, Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì mức phụ cấp kiêm nhiệm “bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)”.

Trong Dự thảo nêu lên quyền hạn Văn phòng EPR rất lớn và không phù hợp với Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nhưng chưa có quy định trách nhiệm, chưa có cơ cấu tổ chức rõ ràng.

Cụ thể, Điều 4,9, 12, 15, 17, 18, 21, 27 quy định Văn phòng EPR có rất nhiều quyền hạn như quyết định về phương án tiền gửi, ký kết hợp đồng, quyết định việc giải ngân, ban hành quy trình nghiệp vụ và các biểu mẫu…  Trong khi đó, Dự thảo chưa có quy định về Hội đồng EPR, như vậy sẽ khó thực hiện việc giám sát sử dụng khoản đóng góp được minh bạch, đúng mục đích.

“Doanh nghiệp là người đóng góp quỹ, do đó cần có các đại diện của doanh nghiệp để giám sát việc sử dụng khoản đóng góp cho minh bạch, đúng mục đích, và cần được ban hành ngay trong Thông tư, theo đúng khoản 3 điều 88 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định “Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng EPR quốc gia và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của văn phòng giúp việc của Hội đồng EPR quốc gia”, và “ thành phần của Hội đồng EPR gồm… đại diện các nhà sản xuất, nhập khẩu; đại diện đơn vị tái chế, đơn vị xử lý chất thải và đại diện tổ chức xã hội, môi trường có liên quan”, Các Hiệp hội nêu quan điểm.

Vì vậy, các Hiệp hội kiến nghị, bổ sung quy định về quy chế tổ chức và hoạt động Hội đồng EPR quốc gia trong Dự thảo, để thuận lợi cho quản lý, giám sát.

Thành phần của Hội đồng EPR, về phía doanh nghiệp, nên có ít nhất 1 đại diện của các Hiệp hội doanh nghiệp trong nước cho mỗi ngành hàng chủ lực của kinh tế Việt nam, và 1 đại diện của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài (vì đây là 2 nguồn đóng góp tài chính chủ yếu), 1 đại diện đơn vị tái chế, 1 đại diện đơn vị xử lý chất thải, và 1 đại diện của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với tư cách là tổ chức xã hội.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con