Đức Long Gia Lai, nhiều dự án hoàn thành năm 2014

Vân Anh
Chia sẻ

Năm 2014, có khoảng 1,000 ha cao su của vườn Ia Triêm, Gia Lai đi vào giai đoạn khai thác bắt đầu đem lại dòng tiền cho công ty

Một lĩnh vực rất tiềm năng khác của tập đoàn Đức Long Gia Lai song ít 
được chú ý chính là hoạt động đầu tư và khai thác bến xe khách.
Một lĩnh vực rất tiềm năng khác của tập đoàn Đức Long Gia Lai song ít được chú ý chính là hoạt động đầu tư và khai thác bến xe khách.
Theo kế hoạch của Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG), từ năm 2014 trở đi, hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn sẽ được cải thiện đáng kể nhờ các dự án chủ chốt sau thời gian dài đầu tư đã dần đi vào giai đoạn khai thác và phát huy hiệu quả.

DLG tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trồng và chế biến các sản phẩm từ cây cao su; đầu tư xây dựng giao thông bằng các hình thức BOT, BT; đầu tư xây dựng thủy điện; khai thác và chế biến các loại khoáng sản; kinh doanh bến xe; đều là những lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian đầu tư dài hơi song lại có triển vọng rất chắc chắn.

Trong giai đoạn 2008 - 2013, Tập đoàn đã tổ chức khai hoang, trồng và chăm sóc hơn 9,000 ha cao su. Với kết quả kiểm tra hàng năm, vườn cây được đánh giá tăng trưởng đồng đều và sẽ đạt năng suất tốt. Mục tiêu dài hạn của Tập đoàn là tiếp tục trồng mới cây cao su tại các tỉnh Gia Lai, Đăk Nông và Bình Phước, nâng tổng diện tích lên 20,000 ha.

Trong năm 2014, có khoảng 1,000 ha cao su của vườn Ia Triêm, Gia Lai đi vào giai đoạn khai thác bắt đầu đem lại dòng tiền cho công ty. Lợi thế của Đức Long Gia Lai trong lĩnh vực này là tìm được quỹ đất tập trung có giá rẻ vị trí giao thông thuận lợi, nguồn lao động rẻ, thổ nhưỡng đạt tiêu chuẩn và phù hợp cho sự phát triển của cây cao su.

Nhờ đó, giá vốn mủ cao su của Công ty rất có tính cạnh tranh chỉ khoảng 1.5 USD/kg, đảm bảo cho Công ty một biên lợi nhuận gộp khá cao mặc dù giá mủ cao su hiện nay được đánh giá là đang ở mức thấp. Trong các năm tới khi các diện tích cao su còn lại được dần đưa vào khai  thác, lợi nhuận từ lĩnh vực này của DLG hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan.

Theo kế hoạch của tập đoàn, khi 20,000 ha cao su đi vào khai thác ổn định, doanh thu có thể đạt mức 2,400 tỷ đồng và lợi nhuận ước đạt mức  600 tỷ một năm.
 
Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng các hình thức BOT, BT, Tập đoàn Đức Long Gia Lai là nhà đầu tư thi công 150 Km đường trên toàn tuyến Quốc lộ 14 (Đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên) bao gồm Dự án BOT Đăk Nông; Dự án BOT Gia Lai và một số Km được Bộ Giao thông vận tải giao bằng nguồn Trái phiếu Chính phủ. Hiện toàn bộ các gói thầu thuộc 3 dự án này đều đang được triển khai đồng loạt, gấp rút hoàn thành các hạng mục công trình để đi vào thông tuyến vào đầu năm 2015.

Dự án BOT Gia Lai đã thi công được 8/9 gói thầu, khối lượng xây lắp đạt gần 20%. Công ty Cổ phần BOT và BT Đức Long Gia Lai (trực thuộc Tập đoàn DLG) liên tục đốc thúc các đơn vị nhà thầu gấp rút thi công dự án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để phấn đấu hoàn thành sớm hơn 8 tháng so với  cam kết. Dự án BOT Đăk Nông hiện tại được kỳ vọng sẽ hoàn thành sớm hơn 1 năm so với cam kết, dự kiến cuối năm 2014 sẽ cơ bản hoàn thành việc thông tuyến để đến năm 2015 đi vào khai thác.

Phương thức khai thác hoàn vốn của hai dự án trên là thông qua thu phí trên năm trạm thu phí. Hiện tại mức thu phí mới áp dụng cho hai dự án này theo thông tư 159/2013/TT-BTC bằng 2,5 lần (trong năm 2015)và đến tháng 1/2016 thu phí bằng 3,5 lần mức cơ bản tại Thông tư 90/2004/TT-BTC trước đây.

Việc mức thu phí được điều chỉnh tăng mạnh đã tạo thuận lợi cực lớn cho Tập đoàn trong sản xuất kinh doanh, giúp gia tăng biên lợi nhuận, giảm thời gian hoàn vốn qua đó làm tăng hiệu quả sinh lời một cách đáng kể.  Ước tính sơ bộ, chỉ tính riêng 150 Km thuộc hai dự án này, mỗi năm sẽ mang về cho Tập đoàn ít nhất 1,000 tỷ đồng.

Không dừng lại ở đó, Tập đoàn Đức Long Gia Lai còn được Chính Phủ, các bộ ban ngành TW và tỉnh Gia Lai chấp thuận được khai thác và chế biến quặng sắt, chì, kẽm  có trữ lượng và hàm lượng lớn nhất Miền Trung và Tây nguyên. Ngoài ra các tỉnh Đăk Nông, Đăk Lak, Gia Lai cũng đã chấp thuận cấp phép cho Tập đoàn Đức Long Gia Lai khai thác phục vụ chế biến các loại khoáng sản như đá Bazan trụ, đá Granite, cát, đá xây dựng với tổng số gần 30 mỏ thời gian khai thác tối thiểu là 30 năm, tối đa là 30 năm.

Đây là một trong những lĩnh vực ghi nhận doanh thu và lợi nhuận không nhỏ trong năm 2012 và các năm tiếp theo, góp phần quan trong vào sự tăng trưởng chung của tập đoàn. Hiện tại, tập đoàn đang tập trung khai thác, tuyển nổi sản phẩm chì kẽm của Mỏ chì kẽm Chư Mõ, dự kiến sẽ đi vào khai thác quy mô lớn vào Quý II 2014.

Một lĩnh vực rất tiềm năng khác của tập đoàn Đức Long Gia Lai song ít được chú ý chính là hoạt động đầu tư và khai thác bến xe khách. Với quy mô hơn 22.000 m2 cùng hệ thống phục vụ khép kín, chuyên nghiệp, tọa lạc tại trung tâm thành phố Pleiku, bến xe Đức Long Gia Lai  đã được tập đoàn đưa vào sử dụng gần 4 năm và có hiệu quả kinh tế cao.

Các  Bến xe Đức Long Bảo Lộc, bến xe Phía Nam Đà Nẵng, bến xe Đăk Lăk… tiếp tục đươc đầu tư và đưa vào khai thác trong thời gian qua. Riêng bến xe Phía Nam Đà Nẵng, hiện tại chưa khai thác hiệu quả do các tuyến xe khách vẫn tiếp tục sử dụng bến xe tại trung tâm thành phố. Điều này, khiến Tập đoàn Đức Long Gia Lai đang tạm thời phải chịu lỗ để duy trì bến xe này.

Tuy nhiên, sau khi Tập đoàn Đức Long Gia Lai có kiến nghị, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản gửi UBND Tp. Đà Nẵng nhằm tháo gỡ những khó khăn về cơ chế, đảm bảo Bến xe phía Nam có thể đưa vào hoạt động.

Theo Bộ Giao thông vận tải, trong năm 2014, bộ sẽ chính thức phân luồng tuyến Bắc - Nam trên phạm vi cả nước, trong đó có Tp. Đà Nẵng. Bộ Giao thông vận tải sẽ có quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định từ các bến xe của Tp. Đà Nẵng (có Bến xe phía Nam) đến các tỉnh, thành phố khác.

Đây sẽ là cơ sở để tổ chức hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh theo tuyến cố định từ Bến xe phía Nam Tp. Đà Nẵng đi các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Như vậy, với giải pháp của Bộ Giao thông vận tải, bến xe phía Nam Tp. Đà Nẵng của Đức Long Gia Lai chắc chắn sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Với chiến lược kinh doanh bài bản, tầm nhìn dài hạn và các dự án tiềm năng, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đang vươn lên trở thành một Tập đoàn đầu tư đa ngành hàng đầu của Việt Nam cả về quy mô vốn, thương hiệu, năng lực quản trị và hiệu quả kinh doanh qua đó tạo thêm nhiều giá trị cho các cổ đông trong các năm tới.

(Nguồn: Tập đoàn Đức Long Gia Lai)

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con