Đường sắt cao tốc: “Quốc hội phải lắng nghe nhiều chiều”
Quan điểm của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM
Quốc hội phải lắng nghe nhiều chiều, Chính phủ cũng phải phân tích và giải trình sâu hơn nữa, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên trao đổi với báo chí về dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM.
Có ý kiến là nên trưng cầu dân ý
Thưa ông, trong quá trình thảo luận tổ các đại biểu có nhiều băn khoăn, lo lắng vì không đủ thông tin để đưa ra quyết định chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Với tư cách Phó chủ tịch Quốc hội, ông đã có ý kiến gì với Chính phủ?
Do còn nhiều ý kiến trái ngược nhau, nên tôi có yêu cầu Chính phủ căn cứ vào ý kiến tổng hợp của các vị đại biểu quốc hội thảo luận ở tổ, báo cáo thẩm tra Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường để lọc ra một số những vấn đề nổi cộm, chuẩn bị báo cáo giải trình đầy đủ hơn.
Tuỳ theo độ dài của báo cáo ấy hoặc là gửi cho các đại biểu Quốc hội nghiên cứu hoặc là sẽ trình bày trực tiếp tại hội trường vào hôm thảo luận đề án này (8/6). Nhưng tôi cũng rất lưu ý, là dự án phải thể hiện được sự liên kết lợi ích giữa các ngành, các lĩnh vực, để rồi từ đó mình thực hiện chủ trương xã hội hoá về vốn.
Muốn như thế cần nói rõ trong dự án lớn có bao nhiêu dự án thành phần và mỗi dự án thành phần ấy thì nguồn vốn từ đâu? Phải làm rõ một dự án lớn như thế trong thời gian dài như thế vốn Nhà nước là bao nhiêu, vốn của các tổ chức kinh tế là bao nhiêu, thì lúc đó mới có cơ sở xem xét và có những ý kiến xác đáng.
Có một thực tế là một số đại biểu Quốc hội ở những địa phương mà có đường sắt cao tốc đi qua thì mọi người rất thích dự án này và ngược lại. Vậy vấn đề lợi ích chung ở đây như thế nào, thưa ông?
Cần phải suy nghĩ đến lợi ích chung, tác động lan tỏa, lan tỏa gần, lan tỏa xa, từ đó mới đạt được sự đồng thuận. Có ý kiến là nên trưng cầu dân ý. Nhưng việc này bây giờ cũng có nhiều cách, có thể qua mạng thông tin điện tử Chính phủ, Quốc hội, các hình thức như hội thảo, hội nghị lấy ý kiến của nhân dân… chứ không nhất thiết phải trưng cầu dân ý theo cách làm của các nước khác.
Phải phân tích và giải trình sâu hơn nữa
Thưa ông hiện nay có rất nhiều ý kiến lo ngại về hiệu quả kinh tế của dự án khi nguồn vốn cho dự án này chủ yếu dựa vào vốn vay?
Tôi nghĩ là bây giờ phải nghiên cứu sâu. Quốc hội phải lắng nghe nhiều chiều, nghe ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, các chuyên gia. Nhưng mà dự án lớn này phải phân tích và giải trình sâu hơn nữa.
Ví dụ, dự án lớn này ít nhất phải có 4 dự án thành phần: một là đường, hai là tàu, ba là đền bù tái định cư, thứ tư là các nhà ga. Rất có thể đường là Nhà nước đầu tư, tàu là tư nhân đầu tư, đền bù tái định cư là gắn hình thành với các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp thì các nhà đầu tư khu đô thị, khu công nghiệp cụm công nghiệp lấy vốn của mình để giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra, các nhà ga phải được xây như một trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Và chính những nhà đầu tư ấy sẽ bỏ tiền ra.
Nhiều ý kiến đề nghị lùi đến kỳ họp sau Quốc hội sẽ quyết định cụ thể, để có thêm thời gian xem xét cho thật kỹ, ý kiến ông thế nào?
Bây giờ Quốc hội chưa quyết định gì. Nhưng theo tôi được biết thì từ khi có chủ trương chuẩn bị các điều kiện để bắt đầu đi vào triển khai được và đặc biệt là có sự khởi động như dự án bước đầu sử dụng thì phải trong giới hạn trên dưới 8 năm. Chứ không phải ngày một ngày hai mà làm được.
Nhà máy điện hạt nhân cũng thế, cũng phải có thời gian chuẩn bị không dưới từ 6 đến 8 năm. Nó còn liên quan đến năng lực quản lý, văn hoá của những người tham gia và cả khả năng chịu đựng của nền kinh tế nữa.
Một số đại biểu có nhận xét: nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 này là nhiệm kỳ đã quyết định rất nhiều vấn đề có tính lịch sử và cũng tốn rất nhiều tiền ngân sách như mở rộng Hà Nội, nhà máy điện hạt nhân và sắp tới là quy hoạch Hà Nội. Nếu thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam gần 56 tỷ USD này nữa thì thế hệ con cháu sẽ "còng lưng trả nợ". Cá nhân ông nghĩ thế nào?
Quốc hội cũng không phải quyết định mọi thứ dễ dàng, mà đều phải cân nhắc thật kĩ lưỡng, phải có cách tiếp cận cả bề rộng, cả chiều dài.
Bề rộng là mối quan hệ lợi ích giữa các ngành, các lĩnh vực, các địa phương với nhau, chiều dài là khả năng chịu đựng của kinh tế, mà thực chất là khả năng chịu đựng của Nhà nước cả trong trước mắt và lâu dài.
Cho nên chọn phương án nào, Quốc hội đều bàn kỹ trước khi quyết định.
Có ý kiến là nên trưng cầu dân ý
Thưa ông, trong quá trình thảo luận tổ các đại biểu có nhiều băn khoăn, lo lắng vì không đủ thông tin để đưa ra quyết định chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Với tư cách Phó chủ tịch Quốc hội, ông đã có ý kiến gì với Chính phủ?
Do còn nhiều ý kiến trái ngược nhau, nên tôi có yêu cầu Chính phủ căn cứ vào ý kiến tổng hợp của các vị đại biểu quốc hội thảo luận ở tổ, báo cáo thẩm tra Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường để lọc ra một số những vấn đề nổi cộm, chuẩn bị báo cáo giải trình đầy đủ hơn.
Tuỳ theo độ dài của báo cáo ấy hoặc là gửi cho các đại biểu Quốc hội nghiên cứu hoặc là sẽ trình bày trực tiếp tại hội trường vào hôm thảo luận đề án này (8/6). Nhưng tôi cũng rất lưu ý, là dự án phải thể hiện được sự liên kết lợi ích giữa các ngành, các lĩnh vực, để rồi từ đó mình thực hiện chủ trương xã hội hoá về vốn.
Muốn như thế cần nói rõ trong dự án lớn có bao nhiêu dự án thành phần và mỗi dự án thành phần ấy thì nguồn vốn từ đâu? Phải làm rõ một dự án lớn như thế trong thời gian dài như thế vốn Nhà nước là bao nhiêu, vốn của các tổ chức kinh tế là bao nhiêu, thì lúc đó mới có cơ sở xem xét và có những ý kiến xác đáng.
Có một thực tế là một số đại biểu Quốc hội ở những địa phương mà có đường sắt cao tốc đi qua thì mọi người rất thích dự án này và ngược lại. Vậy vấn đề lợi ích chung ở đây như thế nào, thưa ông?
Cần phải suy nghĩ đến lợi ích chung, tác động lan tỏa, lan tỏa gần, lan tỏa xa, từ đó mới đạt được sự đồng thuận. Có ý kiến là nên trưng cầu dân ý. Nhưng việc này bây giờ cũng có nhiều cách, có thể qua mạng thông tin điện tử Chính phủ, Quốc hội, các hình thức như hội thảo, hội nghị lấy ý kiến của nhân dân… chứ không nhất thiết phải trưng cầu dân ý theo cách làm của các nước khác.
Phải phân tích và giải trình sâu hơn nữa
Thưa ông hiện nay có rất nhiều ý kiến lo ngại về hiệu quả kinh tế của dự án khi nguồn vốn cho dự án này chủ yếu dựa vào vốn vay?
Tôi nghĩ là bây giờ phải nghiên cứu sâu. Quốc hội phải lắng nghe nhiều chiều, nghe ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, các chuyên gia. Nhưng mà dự án lớn này phải phân tích và giải trình sâu hơn nữa.
Ví dụ, dự án lớn này ít nhất phải có 4 dự án thành phần: một là đường, hai là tàu, ba là đền bù tái định cư, thứ tư là các nhà ga. Rất có thể đường là Nhà nước đầu tư, tàu là tư nhân đầu tư, đền bù tái định cư là gắn hình thành với các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp thì các nhà đầu tư khu đô thị, khu công nghiệp cụm công nghiệp lấy vốn của mình để giải quyết vấn đề này.
Ngoài ra, các nhà ga phải được xây như một trung tâm kinh tế, trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Và chính những nhà đầu tư ấy sẽ bỏ tiền ra.
Nhiều ý kiến đề nghị lùi đến kỳ họp sau Quốc hội sẽ quyết định cụ thể, để có thêm thời gian xem xét cho thật kỹ, ý kiến ông thế nào?
Bây giờ Quốc hội chưa quyết định gì. Nhưng theo tôi được biết thì từ khi có chủ trương chuẩn bị các điều kiện để bắt đầu đi vào triển khai được và đặc biệt là có sự khởi động như dự án bước đầu sử dụng thì phải trong giới hạn trên dưới 8 năm. Chứ không phải ngày một ngày hai mà làm được.
Nhà máy điện hạt nhân cũng thế, cũng phải có thời gian chuẩn bị không dưới từ 6 đến 8 năm. Nó còn liên quan đến năng lực quản lý, văn hoá của những người tham gia và cả khả năng chịu đựng của nền kinh tế nữa.
Một số đại biểu có nhận xét: nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 này là nhiệm kỳ đã quyết định rất nhiều vấn đề có tính lịch sử và cũng tốn rất nhiều tiền ngân sách như mở rộng Hà Nội, nhà máy điện hạt nhân và sắp tới là quy hoạch Hà Nội. Nếu thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam gần 56 tỷ USD này nữa thì thế hệ con cháu sẽ "còng lưng trả nợ". Cá nhân ông nghĩ thế nào?
Quốc hội cũng không phải quyết định mọi thứ dễ dàng, mà đều phải cân nhắc thật kĩ lưỡng, phải có cách tiếp cận cả bề rộng, cả chiều dài.
Bề rộng là mối quan hệ lợi ích giữa các ngành, các lĩnh vực, các địa phương với nhau, chiều dài là khả năng chịu đựng của kinh tế, mà thực chất là khả năng chịu đựng của Nhà nước cả trong trước mắt và lâu dài.
Cho nên chọn phương án nào, Quốc hội đều bàn kỹ trước khi quyết định.