EC hoãn thực thi EUDR thêm 1 năm, Việt Nam khẳng định vẫn tiếp tục chuẩn bị thích ứng

Chu Khôi
Chia sẻ

Nghị viện châu Âu (EC) đã bỏ phiếu thông qua đề xuất hoãn thực thi EUDR (Quy định chống phá rừng của EU - EU Deforesation Regulation), thời hạn hoãn là 12 tháng tại kỳ họp ngày 13-14/11/2024. Nghị viện châu Âu cũng thông qua một số sửa đổi khác liên quan tới EUDR…

Mặt hàng cà phê của Việt Nam sẽ phải tuân thủ EUDR khi xuất khẩu vào châu Âu.
Mặt hàng cà phê của Việt Nam sẽ phải tuân thủ EUDR khi xuất khẩu vào châu Âu.

Chiều 15/11/2024, Phái đoàn EU tại Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội thảo “Trao đổi kỹ thuật về EUDR và các chuỗi giá trị không gây phá rừng, suy thoái rừng” nhằm rà soát thêm hướng dẫn được công bố gần đây bởi EU, câu hỏi từ các bên liên quan và trao đổi thông tin về các lựa chọn đối với các công cụ thúc đẩy truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Thông tin những diễn biến mới nhất từ phía EC, TS. Rui Ludovino - Tham tán thứ nhất về Hành động Khí hậu, Môi trường, Việc làm và Chính sách xã hội, Phái đoàn EU tại Việt Nam, cho biết Quy định về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng của EU (EUDR) lẽ ra bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/12/2024.

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG EU SẼ TUÂN THỦ EUDR TỪ 30/12/2025

Hiện có bảy nhóm mặt hàng nằm trong phạm vi kiểm soát của quy định này, bao gồm: dầu cọ, gia súc, cà phê, cao su, gỗ, ca cao và đậu tương. Trong đó, Việt Nam có ba mặt, bao gồm: cà phê, gỗ và cao su. Các mặt hàng này khi xuất khẩu vào EU sẽ phải tuân thủ EUDR.

TS. Rui Ludovino: "Nghị viện châu Âu (EC) đã bỏ phiếu thông qua đề xuất hoãn thực thi EUDR tại kỳ họp ngày 13-14/11/2024".
TS. Rui Ludovino: "Nghị viện châu Âu (EC) đã bỏ phiếu thông qua đề xuất hoãn thực thi EUDR tại kỳ họp ngày 13-14/11/2024".

Tuy nhiên, Nghị viện châu Âu (EC) đã bỏ phiếu thông qua đề xuất hoãn thực thi EUDR tại kỳ họp ngày 13-14/11/2024, với 371 phiếu thuận, 240 phiếu chống và 30 phiếu trắng. Thời hạn hoãn là 12 tháng. Nghị viện châu Âu cũng thông qua một số sửa đổi khác liên quan tới EUDR…

Như vậy, các nhà xuất nhập khẩu và thương nhân lớn khi giao thương với thị trường EU, sẽ phải tuân thủ Quy định này từ ngày 30/12/2025, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ có thời gian đến ngày 30/6/2026. Thời gian bổ sung này sẽ giúp các nhà vận hành trên toàn cầu thực hiện quy định một cách thuận lợi ngay từ đầu mà không làm ảnh hưởng đến mục tiêu của Quy định.

Nghị viện cũng đã thông qua các sửa đổi khác do các Đảng đề xuất, bao gồm việc tạo ra một danh mục quốc gia “không có rủi ro” về phá rừng, bên cạnh ba loại đã có là “thấp”, “chuẩn” và “cao” rủi ro. Các quốc gia được xếp vào loại “không có rủi ro”, được định nghĩa là các quốc gia có diện tích rừng ổn định hoặc đang phát triển, sẽ phải tuân thủ các yêu cầu ít nghiêm ngặt hơn do nguy cơ phá rừng gần như không tồn tại.

 

"EC sẽ hoàn thành hệ thống phân loại quốc gia trước ngày 30 tháng 6 năm 2025. Các bước tiếp theo: Nghị viện đã quyết định chuyển hồ sơ này trở lại EC để đàm phán giữa các tổ chức. Để các thay đổi này có hiệu lực, văn bản đã được thống nhất sẽ phải được cả EC và Nghị viện phê duyệt và công bố trên Công báo chính thức của EU".

TS. Rui Ludovino - Tham tán thứ nhất về Hành động Khí hậu, Môi trường, Việc làm và Chính sách xã hội, Phái đoàn EU tại Việt Nam.

"Với đề xuất gia hạn thêm 12 tháng chuẩn bị, EU mong muốn tạo điều kiện cho tất cả doanh nghiệp, các quốc gia thứ ba và các bên liên quan khác có thêm thời gian chuẩn bị thích ứng cho việc triển khai EUDR", TS. Rui Ludovino khẳng định.

Các đại biểu cập nhật tình hình mới từ Đại diện Liên minh Châu Âu.
Các đại biểu cập nhật tình hình mới từ Đại diện Liên minh Châu Âu.

Với những diễn biến của EUDR, thời gian gấp rút và sự đa dạng của các bên liên quan quốc tế, Ủy ban EC cho rằng việc gia hạn thêm 12 tháng là một giải pháp cân bằng, giúp các doanh nghiệp trên toàn cầu triển khai hệ thống suôn sẻ ngay từ đầu. Đề xuất gia hạn này sẽ không thay đổi mục tiêu hay nội dung của luật, như đã được các nhà lập pháp EU đồng thuận.

“EU cam kết tiếp tục hỗ trợ các bên liên quan tại Việt Nam bằng cách cung cấp các công cụ và thông tin cần thiết để hiểu rõ EUDR, một yếu tố quan trọng trong nỗ lực toàn cầu nhằm giảm thiểu nạn phá rừng và suy thoái rừng. EU sẽ tận dụng khoảng thời gian này để tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia thứ ba và các đối tác khác; đồng thời tiếp tục triển khai các dự án đối thoại và hợp tác hiện có, tập trung vào tính hợp pháp, truy xuất nguồn gốc, và sự hòa nhập của các hộ sản xuất nhỏ, cùng nhiều yếu tố quan trọng khác”, TS. Rui Ludovino nhấn mạnh.

VIỆT NAM KHÔNG TRÌ HOÃN QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ THÍCH ỨNG

Trước sự kiện trên, ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhấn mạnh: “Mặc dù, Ủy ban châu Âu (EC) lùi thời gian áp dụng EUDR, nhưng Việt Nam không trì hoãn việc chuẩn bị và thích ứng với các yêu cầu của quy định này. Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc xây dựng các chuỗi cung ứng bền vững, không gây phá rừng và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Sự chủ động này sẽ giúp Việt Nam sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của EUDR, từ đó củng cố vị thế về nhà cung cấp nông sản trách nhiệm, minh bạch và bền vững trên thị trường quốc tế”.

Theo ông Châu, Phái đoàn EU tại Việt Nam (thông qua Dự án “EUDR Engagement”) đã và đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để tạo điều kiện đối thoại về các chủ đề về EUDR. Chính phủ Việt Nam, bao gồm các cơ quan ở cấp trung ương và địa phương, đang tích cực chuẩn bị và hỗ trợ các bên liên quan để tăng cường chuỗi cung ứng hợp pháp và không gây phá rừng phù hợp với các mục tiêu quốc tế chung của EU và Việt Nam về biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.

Ông Tô Việt Châu: "Mặc dù Ủy ban châu Âu (EC) lùi thời gian áp dụng EUDR, nhưng Việt Nam không trì hoãn việc chuẩn bị và thích ứng".
Ông Tô Việt Châu: "Mặc dù Ủy ban châu Âu (EC) lùi thời gian áp dụng EUDR, nhưng Việt Nam không trì hoãn việc chuẩn bị và thích ứng".

Trong khuôn khổ “EUDR Engagement”, Phái đoàn EU tại Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có một số cuộc họp, trao đổi thông tin liên quan đến quá trình thực hiện các yêu cầu của EUDR tại Việt Nam. Tiếp nối sự thành công của cuộc họp kỹ thuật vào tháng 7/2024, cuộc họp lần này tập trung vào các khía cạnh về truy xuất nguồn gốc, tạo cơ hội cho các bên liên quan tại Việt Nam trực tiếp nêu những thắc mắc về EUDR, cũng như tác động của quy định này đối với các ngành hàng cà phê, gỗ và cao su. 

 

"Cuộc họp hôm nay đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy đối thoại giữa EU và Việt Nam về cách thức phối hợp nhằm đảm bảo các sản phẩm bền vững, được sản xuất hợp pháp và không gây mất rừng cho thị trường EU".

Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng với EUDR, tại cuộc họp, Chuyên gia  của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã giới thiệu về hệ thống công cụ Truy xuất nguồn gốc, Hệ thống Giám sát rừng và Cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số (DPI). Vì vậy, hệ thống công nghệ số hoá kết hợp giữa truy xuất nguồn gốc nông lâm sản, với hệ thống giám sát rừng sẽ giúp kiểm soát được luồng hàng nông sản nhập khẩu vào EU, đảm bảo tuân thủ các quy định của EUDR. Các thiết bị điện thoại di động có ứng dụng Google Maps và máy tính để cung cấp dữ liệu cần thiết, sẽ có thể đưa được thông tin lên Hệ thống này.

Nếu một trang trại trồng trọt tại Việt Nam được xác định hoàn toàn là đất nông nghiệp thì trang trại đó nằm ngoài phạm vi quy định của EUDR. Nhưng nếu vẫn còn rừng trên lô đất đó, thì chỉ được khai thác như một biện pháp quản lý rừng bền vững, tuy nhiên gỗ đó sẽ không được đưa vào thị trường.

Có nghĩa là, một người nông dân không thể chặt và bán bất cứ cây nào trên mảnh vườn của chính mình. Hệ thống này sẽ tăng cường sự tin tưởng và kiểm soát trong suốt chuỗi cung ứng, thể hiện tầm quan trọng ngày càng tăng của tính minh bạch và tính bền vững của hàng hoá nông sản.

“EU muốn nhấn mạnh rằng Quy định EUDR chỉ tập trung vào các doanh nghiệp, không phải các quốc gia hoặc nhà sản xuất tại nước thứ ba. Đây là cách tiếp cận chuyển đổi từ tự nguyện hướng tới một khung pháp lý chặt chẽ, nhằm yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào thị trường EU phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình”, chuyên gia của GIZ nhấn mạnh.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con