EU siết chặt giám sát nợ công
Liên minh châu Âu (EU) cam kết tăng cường kiểm soát các khoản vay quá mức của chính phủ những quốc gia thành viên
Hôm 17/6, các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cam kết tăng cường kiểm soát các khoản vay quá mức của chính phủ những quốc gia thành viên và đặt nền móng cho việc quản lý kinh tế xuyên biên giới.
Tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels (Bỉ), EU đã thông qua chiến lược việc làm và tăng trưởng đến năm 2020 (EU 2020), nhằm đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng, lấy lại đà tăng trưởng mạnh, tăng cường năng lực cạnh tranh, sản lượng hàng hóa, trật tự xã hội…
Theo TTXVN, chiến lược mới cũng nhằm giải quyết thách thức liên quan tới quá trình tái định hướng các chính sách của châu Âu về quản lý khủng hoảng và tiến hành những cải cách trung và dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng, việc làm và bảo đảm tính hiệu quả của các khoản tài chính công.
Bên cạnh đó, EU cũng thống nhất tăng cường các biện pháp quản lý kinh tế. Theo đó, các nước thành viên sẽ phải đệ trình dự án ngân sách lên Ủy ban châu Âu vào mùa xuân, trước khi đệ trình lên quốc hội các nước thông qua. EU sẽ tiến hành các biện pháp trừng phạt với các quốc gia có mức nợ quá cao, không tuân thủ quy định của khối.
Hội nghị cũng đã đề cập một loạt các vấn đề khác, như đánh thuế các ngân hàng nhằm buộc các định chế này có trách nhiệm với khủng hoảng và đưa ra cơ chế đảm bảo trong tương lai; phản đối đề nghị của Pháp về thành lập một cơ quan chuyên quản lý Eurozone; đồng ý thông qua việc gia nhập Eurozone của Estonia; thống nhất quan điểm chung tại Hội nghị G20 sẽ diễn ra tại Toronto (Canada).
Hội nghị thượng đỉnh của các nước thành viên EU diễn ra hai ngày 17 – 18/6, nhằm thống nhất các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, vốn bùng phát từ Hy Lạp và đang có nguy cơ lan rộng, bằng cách áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn để kiềm chế việc chi tiêu quá mức của các nước và ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ khác trong tương lai.
Ngoài những giải pháp lâu dài, hội nghị cũng bàn sâu về những lo ngại trước mắt về nguy cơ thua lỗ đang rình rập các ngân hàng châu Âu, trong bối cảnh dư luận châu Âu những ngày qua cho rằng Tây Ban Nha sẽ là Hy Lạp thứ hai và tại cuộc họp này Tân Ban Nha sẽ đề nghị các nước thành viên Eurozone và IMF "bơm" tiền giải cứu thị trường nước này.
Tây Ban Nha cho biết sẽ sớm công bố kết quả báo cáo đánh giá sự thiệt hại của các ngân hàng nước này nếu kinh tế tiếp tục giảm sút và giá nhà tăng, nhằm trấn an thị trường rằng cuối cùng thì chính phủ nước này cũng đủ khả năng tự cứu được các ngân hàng trong nước.
Giới ngoại giao cho biết, phần lớn các chính phủ ở châu Âu, ngoại trừ Anh và Cộng hòa Séc, đều ủng hộ việc lần đầu tiên có sự công bố một bản đánh giá như vậy, còn gọi là "bài kiểm tra độ căng thẳng" của ngân hàng. Năm 2009, Mỹ cũng từng làm như vậy để đánh giá 19 ngân hàng lớn nhất nước này cần bao nhiêu vốn để đối phó với sự thua lỗ.
Ngoài Tây Ban Nha, Đức cũng đã quyết định thực hiện các "bài kiểm tra độ căng thẳng" đối với ngân hàng để xóa bỏ những lo ngại trên thị trường.
Tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels (Bỉ), EU đã thông qua chiến lược việc làm và tăng trưởng đến năm 2020 (EU 2020), nhằm đưa châu Âu thoát khỏi khủng hoảng, lấy lại đà tăng trưởng mạnh, tăng cường năng lực cạnh tranh, sản lượng hàng hóa, trật tự xã hội…
Theo TTXVN, chiến lược mới cũng nhằm giải quyết thách thức liên quan tới quá trình tái định hướng các chính sách của châu Âu về quản lý khủng hoảng và tiến hành những cải cách trung và dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng, việc làm và bảo đảm tính hiệu quả của các khoản tài chính công.
Bên cạnh đó, EU cũng thống nhất tăng cường các biện pháp quản lý kinh tế. Theo đó, các nước thành viên sẽ phải đệ trình dự án ngân sách lên Ủy ban châu Âu vào mùa xuân, trước khi đệ trình lên quốc hội các nước thông qua. EU sẽ tiến hành các biện pháp trừng phạt với các quốc gia có mức nợ quá cao, không tuân thủ quy định của khối.
Hội nghị cũng đã đề cập một loạt các vấn đề khác, như đánh thuế các ngân hàng nhằm buộc các định chế này có trách nhiệm với khủng hoảng và đưa ra cơ chế đảm bảo trong tương lai; phản đối đề nghị của Pháp về thành lập một cơ quan chuyên quản lý Eurozone; đồng ý thông qua việc gia nhập Eurozone của Estonia; thống nhất quan điểm chung tại Hội nghị G20 sẽ diễn ra tại Toronto (Canada).
Hội nghị thượng đỉnh của các nước thành viên EU diễn ra hai ngày 17 – 18/6, nhằm thống nhất các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, vốn bùng phát từ Hy Lạp và đang có nguy cơ lan rộng, bằng cách áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn để kiềm chế việc chi tiêu quá mức của các nước và ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ khác trong tương lai.
Ngoài những giải pháp lâu dài, hội nghị cũng bàn sâu về những lo ngại trước mắt về nguy cơ thua lỗ đang rình rập các ngân hàng châu Âu, trong bối cảnh dư luận châu Âu những ngày qua cho rằng Tây Ban Nha sẽ là Hy Lạp thứ hai và tại cuộc họp này Tân Ban Nha sẽ đề nghị các nước thành viên Eurozone và IMF "bơm" tiền giải cứu thị trường nước này.
Tây Ban Nha cho biết sẽ sớm công bố kết quả báo cáo đánh giá sự thiệt hại của các ngân hàng nước này nếu kinh tế tiếp tục giảm sút và giá nhà tăng, nhằm trấn an thị trường rằng cuối cùng thì chính phủ nước này cũng đủ khả năng tự cứu được các ngân hàng trong nước.
Giới ngoại giao cho biết, phần lớn các chính phủ ở châu Âu, ngoại trừ Anh và Cộng hòa Séc, đều ủng hộ việc lần đầu tiên có sự công bố một bản đánh giá như vậy, còn gọi là "bài kiểm tra độ căng thẳng" của ngân hàng. Năm 2009, Mỹ cũng từng làm như vậy để đánh giá 19 ngân hàng lớn nhất nước này cần bao nhiêu vốn để đối phó với sự thua lỗ.
Ngoài Tây Ban Nha, Đức cũng đã quyết định thực hiện các "bài kiểm tra độ căng thẳng" đối với ngân hàng để xóa bỏ những lo ngại trên thị trường.