Gần 11.000 tỷ "rót" vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Nguyễn Thuấn
Chia sẻ

Đây là tổng số vốn đăng ký đầu tư của 15 dự án đầu tư trong nước "rót" vào Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong năm 2023...

Khu công nghiệp Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Khu công nghiệp Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Năm 2023, tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã cấp mới đăng ký đầu tư cho 21 dự án, gồm: 15 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 10.819 tỷ đồng, 6 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 49 triệu USD.

Cũng trong năm 2023, tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có 47 lượt dự án đăng ký điều chỉnh, trong đó có 10 lượt điều chỉnh tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng thêm 414 tỷ đồng và 63,5 triệu USD; có 6 dự án thu hồi, hết hiệu lực với tổng vốn thu hồi là 2.956 tỷ đồng.

Lũy kế đến nay, tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 725 dự án, trong đó có 650 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 179.176 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 83.366 tỷ đồng và 75 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 13.677 triệu USD, vốn thực hiện đạt 13.201 triệu USD.

Trong đó, tại Khu kinh tế Nghi Sơn có 307 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 159.595 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 74.462 tỷ đồng và 25 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 12.827 triệu USD và vốn thực hiện đạt 12.702 triệu USD.

Tại các khu công nghiệp còn lại có 343 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 19.581 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 8.903 tỷ đồng và 50 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 850 triệu USD, vốn thực hiện đạt 498,3 triệu USD.

Các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, nắm bắt tình hình, kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.

Trong năm, tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 236.830 tỷ đồng, bằng 99,8% so với cùng kỳ năm 2022; nộp ngân sách nhà nước 22.922 tỷ đồng, bằng 88,5% so với cùng kỳ năm 2022; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3.320 triệu USD, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2022; nhập khẩu ước đạt 7.055 triệu USD, bằng 76,6% so với cùng kỳ năm 2022; giải quyết việc làm cho 97.836 lao động.

Năm 2023, toàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 83 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 29.057 tỷ đồng và 209,9 triệu USD. Trong đó có một số dự án quy mô lớn như: Nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn; Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao Đại Dương tại xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn; Nhà máy dệt may tại cụm công nghiệp Thái - Thắng, huyện Hoằng Hóa; Nhà máy sản xuất gia công giày dép xuất khẩu tại cụm công nghiệp thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa... 

Hiện nay, việc chậm trễ đầu tư, hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt phát triển hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn. 

Trong năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng các khu công nghiệp số 21 với hơn 389 ha, khu công nghiệp số 22 với hơn 680 ha tại Khu kinh tế Nghi Sơn; đẩy nhanh hồ sơ, thủ tục quy hoạch phân khu xây dựng các khu công nghiệp, gồm: Khu công nghiệp số 16, Khu kinh tế Nghi Sơn; khu công nghiệp phía Tây thành phố Thanh Hóa; khu công nghiệp Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống; khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hoá; khu công nghiệp Bắc Hoằng Hoá, huyện Hoằng Hoá,...; báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu nghiệp WHA Thanh Hóa với 178,51 ha, tại huyện Hoằng Hóa. Đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhà đầu tư hạ tầng, hiện nay đang được đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con