Gạo xuất khẩu được giá: Khoan mừng vội
Các quyết định xuất khẩu gạo vào lúc này có lẽ là ở vào thời điểm “sai một li đi một dặm”
Tuy Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) thắng thầu 150 ngàn tấn gạo cấp cho Philippines ngày 4/11 vừa qua với giá cao (480 USD/tấn, C&F) hơn hẳn so với trước đó, nhưng một số ý kiến cho rằng: chưa vội mừng!
Bởi nếu giá gạo thế giới tăng mạnh trở lại, có khả năng như năm 2008, chưa biết giá trúng thầu này lúc đó là cao hay thấp.
Thực tế cho thấy, thị trường gạo thế giới đang tiếp tục chuyển động theo hướng nóng lên. Các số liệu thống kê cho thấy, nếu như giá gạo 15% tấm của Thái Lan tháng 10 vừa qua chạm đáy chỉ với 451 USD/tấn, thì ngày 13 tháng này tăng vọt lên 490 USD/tấn và đến ngày 19 nhích lên 495 USD/tấn, tức là tăng tổng cộng 44 USD/tấn và 9,8%.
Giá gạo 5% tấm của nước ta trong cùng kỳ cũng đã tăng từ 410 USD/tấn lên 460 USD/tấn, rồi 480 USD/tấn, tức là đã tăng kỷ lục 70 USD/tấn và 17,1%.
Xu thế tăng bắt nguồn chủ yếu từ việc Philippines sẽ mở thầu mua khoảng 1,2 triệu tấn gạo trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ mất mùa, mà dự báo vừa công bố của bộ Nông nghiệp Mỹ lên tới 16,15 triệu tấn, tức là giảm tới 16,3% sản lượng so với niên vụ vừa qua.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines từng dự báo: “Giá gạo thế giới có thể tăng trở lại mức kỷ lục của năm 2008, do thời tiết xấu làm giảm mạnh sản lượng thu hoạch và khiến một số nước phải nhập khẩu gạo”.
Tuy nhiên, có nhiều khả năng kịch bản đó sẽ không xảy ra, mà ngược lại. Bởi lẽ, theo kịch bản mới nhất mà Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa công bố ngày 12 vừa qua, thì Ấn Độ chính là người có thể “tháo quả bom” giá gạo thế giới đã bắt đầu “phát hoả” hiện nay.
Đó là, để bù vào “lỗ hổng” 16,15 triệu tấn gạo bị giảm trong niên vụ tới, Ấn Độ một mặt sẽ huy động 7,1 triệu tấn gạo từ kho dự trữ của mình để tung ra thị trường. Mặt khác, sẽ tăng cường sử dụng 6,1 triệu tấn lúa mì thay thế cho khối lượng gạo tiêu dùng 4,15 triệu tấn bị giảm...
Đây chính là một trong các yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc làm cho cán cân cung cầu gạo thế giới không bị quá nghiêng về phía cầu, khiến giá cả thế giới có thể lặp lại kỷ lục của năm 2008.
Và nếu vậy, cơn sốt nóng giá gạo thế giới mới “chớm” hiện nay cũng sẽ phải sớm qua đi. Do vậy, tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu một khối lượng lớn gạo phẩm cấp thấp với giá vẫn còn rất cạnh tranh của nước ta hiện nay cho thị trường xuất khẩu quan trọng nhất này là bước đi rất đáng được khích lệ.
Nói cho cùng, các quyết định xuất khẩu gạo vào lúc này có lẽ là ở vào thời điểm “sai một li đi một dặm”.
Nguyễn Đình Bích (SGTT)
Bởi nếu giá gạo thế giới tăng mạnh trở lại, có khả năng như năm 2008, chưa biết giá trúng thầu này lúc đó là cao hay thấp.
Thực tế cho thấy, thị trường gạo thế giới đang tiếp tục chuyển động theo hướng nóng lên. Các số liệu thống kê cho thấy, nếu như giá gạo 15% tấm của Thái Lan tháng 10 vừa qua chạm đáy chỉ với 451 USD/tấn, thì ngày 13 tháng này tăng vọt lên 490 USD/tấn và đến ngày 19 nhích lên 495 USD/tấn, tức là tăng tổng cộng 44 USD/tấn và 9,8%.
Giá gạo 5% tấm của nước ta trong cùng kỳ cũng đã tăng từ 410 USD/tấn lên 460 USD/tấn, rồi 480 USD/tấn, tức là đã tăng kỷ lục 70 USD/tấn và 17,1%.
Xu thế tăng bắt nguồn chủ yếu từ việc Philippines sẽ mở thầu mua khoảng 1,2 triệu tấn gạo trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Ấn Độ đang đứng trước nguy cơ mất mùa, mà dự báo vừa công bố của bộ Nông nghiệp Mỹ lên tới 16,15 triệu tấn, tức là giảm tới 16,3% sản lượng so với niên vụ vừa qua.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines từng dự báo: “Giá gạo thế giới có thể tăng trở lại mức kỷ lục của năm 2008, do thời tiết xấu làm giảm mạnh sản lượng thu hoạch và khiến một số nước phải nhập khẩu gạo”.
Tuy nhiên, có nhiều khả năng kịch bản đó sẽ không xảy ra, mà ngược lại. Bởi lẽ, theo kịch bản mới nhất mà Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa công bố ngày 12 vừa qua, thì Ấn Độ chính là người có thể “tháo quả bom” giá gạo thế giới đã bắt đầu “phát hoả” hiện nay.
Đó là, để bù vào “lỗ hổng” 16,15 triệu tấn gạo bị giảm trong niên vụ tới, Ấn Độ một mặt sẽ huy động 7,1 triệu tấn gạo từ kho dự trữ của mình để tung ra thị trường. Mặt khác, sẽ tăng cường sử dụng 6,1 triệu tấn lúa mì thay thế cho khối lượng gạo tiêu dùng 4,15 triệu tấn bị giảm...
Đây chính là một trong các yếu tố có ý nghĩa quyết định trong việc làm cho cán cân cung cầu gạo thế giới không bị quá nghiêng về phía cầu, khiến giá cả thế giới có thể lặp lại kỷ lục của năm 2008.
Và nếu vậy, cơn sốt nóng giá gạo thế giới mới “chớm” hiện nay cũng sẽ phải sớm qua đi. Do vậy, tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu một khối lượng lớn gạo phẩm cấp thấp với giá vẫn còn rất cạnh tranh của nước ta hiện nay cho thị trường xuất khẩu quan trọng nhất này là bước đi rất đáng được khích lệ.
Nói cho cùng, các quyết định xuất khẩu gạo vào lúc này có lẽ là ở vào thời điểm “sai một li đi một dặm”.
Nguyễn Đình Bích (SGTT)