Giá bán thép HRC sẽ tăng mạnh trong năm 2025, doanh nghiệp nào lợi nhất?

Thu Minh
Chia sẻ

Với 2 yếu tố then chốt đến từ áp lực giảm giá của thép Trung Quốc hạ nhiệt cũng như nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ, giá thép HRC nội địa sẽ phục hồi kể từ Q2/2025 và đạt mức 590/634 USD/tấn tăng 8%/9% so với cùng kỳ. 

Như VnEconmy đưa tin, vào ngày 21/02, Bộ Công Thương đã ra quyết định áp thuế Chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc với mức thuế khoảng 19% - 28%. 

Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành thép, Chứng khoán MBS đánh giá thuế chống bán phá giá có yếu tố quyết định trong việc giành lại thị phần của các doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh thị trường nội địa đang bị cạnh tranh gay gắt. Trong năm 2024, HRC nhập khẩu chiếm khoảng 67% sản lượng tiêu thụ trong nước trong đó 75% đến từ Trung Quốc.

Nhu cầu thép tại Trung Quốc đang ở mức yếu nhất trong 5 năm gần đây dẫn tới các doanh nghiệp nước này tăng cường xuất khẩu nhằm duy trì sản lượng. Do đó, sản lượng nhập khẩu thép HRC tăng 35% so với cùng kỳ đạt mức 10,1 triệu tấn, trong khi đó sản lượng đến từ các doanh nghiệp nội địa khoảng 4,8 triệu tấn giảm 3% so với cùng kỳ.

Thép nhập khẩu tăng mạnh vào Việt Nam trong bối cảnh mức độ chênh lệch giá giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ở mức cao. Mức chênh lệch trong năm 2024 đã tăng lên mức 110 USD/tấn tăng 30% so với cùng kỳ, do đó các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ Việt Nam ưu tiên sử dụng thép Trung Quốc thay vì HRC nội địa. Do nguồn cung tăng mạnh, giá HRC trong năm giảm khoảng 11% về mức 530 USD/tấn.

Tuy nhiên, kỳ vọng giá bán HRC nội địa dự kiến có thể phục hồi từ Q2/2025 lên mức trung bình 590/634 USD/tấn tăng 8%/9% so với cùng kỳ. Với mức thuế đối với đa số các doanh nghiệp Trung Quốc ở mức 28%, dự báo mức chênh lệch giữa thép Việt Nam và Trung Quốc có thể giảm xuống mức 45 – 50 USD/tấn (chưa bao gồm các chi phí như vận tải, lưu kho).

Với mức chênh lệch mới, các doanh nghiệp tôn mạ có thể sử dụng HRC nội địa thay vì nhập khẩu do lợi thế chi phí vận chuyển cũng như thời gian giao hàng. Nhờ đó, thị phần của HRC nội địa có thể tăng lên mức 60% trong giai đoạn 2025 – 2026 so với khoảng 32% của năm 2024.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ HRC được dự báo tăng trưởng 10% trong giai đoạn 2025 - 2026 lên mức 16,3/17,9 triệu tấn với động lực tăng trưởng đến từ tiêu thụ ngành tôn mạ cũng như các ngành sản xuất khác như sản xuất ô tô, bên cạnh đó, kể từ sau năm 2026 nhu cầu dự kiến tăng trưởng mạnh mẽ nhờ các dự án giao thông như đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Với 2 yếu tố then chốt đến từ áp lực giảm giá của thép Trung Quốc hạ nhiệt cũng như nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ, giá thép HRC nội địa sẽ phục hồi kể từ Q2/2025 và đạt mức 590/634 USD/tấn tăng 8%/9% so với cùng kỳ. 

Theo MBS, HPG dự báo được hưởng lợi lớn nhất ngành với thành phẩm HRC chiếm khoảng 33% tổng sản lượng tiêu thụ trong năm 2024. Bên cạnh đó, thuế chống bán phá giá có thể thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp khi nhà máy Dung Quất 2 sẽ bắt đầu có sản lượng kể từ cuối Q1/25. Dự báo giá bán và sản lượng HRC trong năm 2025 của doanh nghiệp tăng 8% và 47% so với cùng kỳ nhờ đóng góp đến từ Dung Quất 2 với khoảng 1,4 triệu tấn.

Hơn nữa, thời điểm áp thuế chống bán phá giá trùng với thời điểm hoàn thành nhà máy Dung Quất 2 có thể tác động tích cực tới sản lượng trong dài hạn nhờ giảm bớt áp lực cạnh tranh từ thép Dung Quất. Nhờ đó, dự báo nhà máy sẽ hoạt động 100% công suất vào năm 2028 và đóng góp khoảng 5,6 triệu tấn góp phần giúp sản lượng HRC đạt 8,6 triệu tấn tăng 187% so với năm 2024. 

Đối với các doanh nghiệp tôn mạ như HSG hay NKG, doanh nghiệp có thể hưởng lợi trong ngắn hạn do tích trữ hàng tồn kho giá rẻ từ trước khoảng 1-2 quý và có thể điều chỉnh tăng giá bán trong bối cảnh giá HRC hồi phục. Tuy nhiên, trong dài hạn các doanh nghiệp tôn mạ có mức độ hưởng lợi thấp khi biên gộp dự kiến có thể cải thiện nhẹ so với cùng kỳ nhờ có khả năng tăng giá bán.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con