Giá sữa bột bị đẩy cao do cạnh tranh không lành mạnh
Giá sữa bột tại thị trường Việt Nam không chỉ cao so với nhiều nước mà nhiều thời điểm còn đi ngược với xu hướng của giá thế giới
Giá sữa bột tại thị trường Việt Nam không chỉ cao so với nhiều nước mà nhiều thời điểm còn đi ngược với xu hướng của giá thế giới. Điều này được cho rằng có sự góp mặt của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tiến hành thời gian qua cho thấy, hiện nguồn sữa bột nhập khẩu đang chiếm tới 80% sản lượng của toàn thị trường nước ta. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, đáng lẽ giá sữa tại thị trường nội địa phải có mối liên hệ chặt chẽ với giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới, nhưng có những thời điểm giá nguyên liệu sữa trên thế giới giảm thì giá sữa bột tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cao.
Mặc dù, vào cuối năm 2009, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cùng các ban ngành đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra để tìm hiểu thực tế về giá sữa tại thị trường Việt Nam. Kết quả của các đợt thanh tra, kiểm tra đã không thu thập được các tài liệu, chứng cứ về sự bắt tay, liên kết giữa các doanh nghiệp. Nhưng báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh vẫn cho rằng “không thể loại trừ hoàn toàn khả năng tồn tại của các thoả thuận giữa các doanh nghiệp nhằm thao túng thị trường để thu lợi bất chính”.
Một trong các hành vi được nghiên cứu của cơ quan này chỉ ra đó là: hầu hết các hãng sữa nước ngoài đều ủy quyền cho một doanh nghiệp trong nước nhập khẩu độc quyền sản phẩm của họ vào Việt Nam. Việc này làm giảm cơ hội tham gia nhập khẩu và phân phối của các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường. Điều này cũng khiến số lượng doanh nghiệp có thể nhập khẩu và phân phối các sản phẩm sữa bột nguyên hộp nhập khẩu bị hạn chế một cách đáng kể.
Sự liên kết theo chiều dọc giữa các khâu phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu này đã đẩy giá lên cao. Cụ thể, thông qua liên kết dọc, nhà xuất khẩu nước ngoài bán sản phẩm cho nhà nhập khẩu tại Việt Nam thông qua một nhà xuất khẩu trung gian ở nước thứ 3 (thông thường là những nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp). Trường hợp này đã làm cho giá sữa ghi trên hóa đơn nhập khẩu của nhà nhập khẩu Việt Nam đội lên rất nhiều.
Ngoài ra, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có thể liên kết ghi hóa đơn nhập khẩu với giá thấp hơn giá thực tế nhằm tránh thuế nhập khẩu, nhưng nhà nhập khẩu vẫn bán giá cao để hợp lý chi phí. Họ sẽ chuyển phần lớn chênh lệch giá vào chi phí quảng cáo, khuyến mại, các chi phí trung gian khác… “Trong cả hai trường hợp trên thì giá sữa đều bị đẩy lên cao và người tiêu dùng là người phải gánh chịu ”, báo cáo nhận định.
Bên cạnh đó, thị trường sữa bột ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác như có những tính năng sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định, nhưng doanh nghiệp vẫn công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng gây sự hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Chưa dừng lại, các doanh nghiệp còn lợi dụng phương tiện thông tin để nói xấu, hạ thấp uy tín của các doanh nghiệp đối thủ. Thậm chí, hiện nay pháp luật đã có quy định cấm các doanh nghiệp tiếp cận với bác sỹ, y tá, bà mẹ mang thai để quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm sữa bột cho trẻ em, song các doanh nghiệp vẫn thực hiện những hành vi này để thu hút khách hàng.
Do đó, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, bên cạnh việc giám sát chặt chẽ hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp sữa trên thị trường vẫn rất cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sữa nội, sữa ngoại. “Sự thiếu thông tin sản phẩm, thông tin về dinh dưỡng còn thể hiện ở chỗ ngay cả đối với cùng một sản phẩm sữa, người tiêu dùng Việt Nam luôn có xu hướng chọn sản phẩm đóng trong hộp thiếc, thay vì hộp giấy. Trong khi ở Thái Lan sản phẩm đóng hộp giấy chiếm 90% lượng sản phẩm tiêu thụ… Những điều này cũng đã góp phần đẩy cao giá sữa tại thị trường Việt Nam”, báo cáo nêu rõ.
Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tiến hành thời gian qua cho thấy, hiện nguồn sữa bột nhập khẩu đang chiếm tới 80% sản lượng của toàn thị trường nước ta. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, đáng lẽ giá sữa tại thị trường nội địa phải có mối liên hệ chặt chẽ với giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới, nhưng có những thời điểm giá nguyên liệu sữa trên thế giới giảm thì giá sữa bột tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cao.
Mặc dù, vào cuối năm 2009, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cùng các ban ngành đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra để tìm hiểu thực tế về giá sữa tại thị trường Việt Nam. Kết quả của các đợt thanh tra, kiểm tra đã không thu thập được các tài liệu, chứng cứ về sự bắt tay, liên kết giữa các doanh nghiệp. Nhưng báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh vẫn cho rằng “không thể loại trừ hoàn toàn khả năng tồn tại của các thoả thuận giữa các doanh nghiệp nhằm thao túng thị trường để thu lợi bất chính”.
Một trong các hành vi được nghiên cứu của cơ quan này chỉ ra đó là: hầu hết các hãng sữa nước ngoài đều ủy quyền cho một doanh nghiệp trong nước nhập khẩu độc quyền sản phẩm của họ vào Việt Nam. Việc này làm giảm cơ hội tham gia nhập khẩu và phân phối của các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường. Điều này cũng khiến số lượng doanh nghiệp có thể nhập khẩu và phân phối các sản phẩm sữa bột nguyên hộp nhập khẩu bị hạn chế một cách đáng kể.
Sự liên kết theo chiều dọc giữa các khâu phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu này đã đẩy giá lên cao. Cụ thể, thông qua liên kết dọc, nhà xuất khẩu nước ngoài bán sản phẩm cho nhà nhập khẩu tại Việt Nam thông qua một nhà xuất khẩu trung gian ở nước thứ 3 (thông thường là những nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp). Trường hợp này đã làm cho giá sữa ghi trên hóa đơn nhập khẩu của nhà nhập khẩu Việt Nam đội lên rất nhiều.
Ngoài ra, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có thể liên kết ghi hóa đơn nhập khẩu với giá thấp hơn giá thực tế nhằm tránh thuế nhập khẩu, nhưng nhà nhập khẩu vẫn bán giá cao để hợp lý chi phí. Họ sẽ chuyển phần lớn chênh lệch giá vào chi phí quảng cáo, khuyến mại, các chi phí trung gian khác… “Trong cả hai trường hợp trên thì giá sữa đều bị đẩy lên cao và người tiêu dùng là người phải gánh chịu ”, báo cáo nhận định.
Bên cạnh đó, thị trường sữa bột ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác như có những tính năng sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm định, nhưng doanh nghiệp vẫn công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng gây sự hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Chưa dừng lại, các doanh nghiệp còn lợi dụng phương tiện thông tin để nói xấu, hạ thấp uy tín của các doanh nghiệp đối thủ. Thậm chí, hiện nay pháp luật đã có quy định cấm các doanh nghiệp tiếp cận với bác sỹ, y tá, bà mẹ mang thai để quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm sữa bột cho trẻ em, song các doanh nghiệp vẫn thực hiện những hành vi này để thu hút khách hàng.
Do đó, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng, bên cạnh việc giám sát chặt chẽ hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp sữa trên thị trường vẫn rất cần tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sữa nội, sữa ngoại. “Sự thiếu thông tin sản phẩm, thông tin về dinh dưỡng còn thể hiện ở chỗ ngay cả đối với cùng một sản phẩm sữa, người tiêu dùng Việt Nam luôn có xu hướng chọn sản phẩm đóng trong hộp thiếc, thay vì hộp giấy. Trong khi ở Thái Lan sản phẩm đóng hộp giấy chiếm 90% lượng sản phẩm tiêu thụ… Những điều này cũng đã góp phần đẩy cao giá sữa tại thị trường Việt Nam”, báo cáo nêu rõ.