"Giải mã" kế hoạch áp trần giá dầu Nga của phương Tây

Hoài Thu
Chia sẻ

Biện pháp giá trần chưa có tiền lệ này, dự kiến bắt đầu được thực thi từ ngày 5/12, sẽ làm giảm mức giá bán dầu của Moscow, đồng thời không làm giảm lượng xăng dầu mà nước này xuất khẩu ra thế giới....

Ảnh minh họa: Reuters
Ảnh minh họa: Reuters

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang thúc đẩy kế hoạch áp giá trần đối với dầu Nga nhằm hạn chế nguồn tài chính của Nga dùng cho cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Theo Reuters, đây là kế hoạch mà nhiều nhà phân tích cho rằng có thể mang lại hiệu quả trong dài hạn nhưng có thể đẩy giá dầu tăng lên trong những tháng tới.

Các quan chức G7, trong đó có Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen, nói rằng biện pháp chưa có tiền lệ này, dự kiến bắt đầu được thực thi từ ngày 5/12, sẽ làm giảm mức giá bán dầu của Moscow, đồng thời không làm giảm lượng xăng dầu mà nước này xuất khẩu ra thế giới.

Giới phân tích nhận định Tổng thống Nga Vladimir Putin có động thái trả đũa và điều này có thể gây áp lực cho thị trường dầu khí toàn cầu.

Dưới đây là nội dung quan trọng xoay quanh kế hoạch giá trần này và những thách thức trong việc thực thi.

LIÊN MINH ÁP GIÁ TRẦN LÊN DẦU NGA GỒM NHỮNG NƯỚC NÀO?

Các quốc gia G7, gồm Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Italy và Canada, và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận các chi tiết của kế hoạch này. G7 muốn đưa thêm nhiều quốc gia vào liên minh áp giá trần lên dầu Nga, bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc, trong bối cảnh 2 quốc gia châu Á đang đẩy mạnh gom dầu giá rẻ từ Nga kể từ khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra.

Moscow đến nay vẫn duy trì được nguồn thu từ dầu mỏ nhờ việc tăng cường xuất khẩu sang Ấn Độ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, kể cả khi Ấn Độ và Trung Quốc không tham gia vào liên minh, giá trần vẫn có thể giúp hạ giá dầu Nga sang châu Á và các thị trường khác.

Các nước G7 đã nhất trí thúc đẩy kế hoạch áp giá trần lên dầu Nga - Ảnh: Getty Images
Các nước G7 đã nhất trí thúc đẩy kế hoạch áp giá trần lên dầu Nga - Ảnh: Getty Images

“Nếu Trung Quốc đàm phán mua được dầu Nga với mức giá giảm khoảng 30-40% nhờ giá trần, chúng ta có thể xem đó là một thắng lợi”, ông Ben Harris, trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về chính sách kinh tế, phát biểu hôm 9/9.

Trong hướng dẫn ban hành thứ Sáu tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ cho biết liên minh sẽ đạt được sự đồng thuận về mức giá trần với sự trợ giúp của “điều phối viên chính luân phiên”, ý nói rằng các quốc gia trong liên minh sẽ thay phiên nhau giữ vai trò lãnh đạo tạm thời khi thực thi kế hoạch này.

MỨC GIÁ TRẦN LÀ BAO NHIÊU?

Theo ông Harris, việc quyết định mức giá trần đối với dầu thô và hai sản phẩm dầu của Nga có thể sẽ mất nhiều tuần.

Công ty nghiên cứu độc lập ClearView Energy Partners, có trụ sở tại Washington (Mỹ), cho biết các quan chức đang thảo luận về khoảng giá trần 40-60 USD đối với dầu thô Nga. Các nhà phân tích của ClearView nhận định ngưỡng trên của khoảng giá này phù hợp với giá dầu thô Nga trong lịch sử, còn ngưỡng dưới gần với chi phí sản xuất cận biên của Nga.

Các thành viên trong liên minh có mối quan hệ kinh tế và quân sự với Nga có thể thúc đẩy một mức giá trần cao hơn. Nếu mức giá trần quá thấp thì có thể lấy mất thị phần của Saudi Arabia và các nhà sản xuất dầu khác.

“Mức giá trần sẽ được xác định dựa trên cả yếu tố định lượng và định tính”, ông Bob McNally, chủ tịch của Rapidan Energy Group, nhận xét.

Dầu thô Nga hiện đang được bán với giá thấp hơn so với giá dầu Brent trên thị trường quốc tế và G7 muốn đảm bảo sự chênh lệnh này luôn ở mức lớn để giảm nguồn thu của Nga. Tuy nhiên, đạt được một mức chênh lệch lớn có thể đồng nghĩa các nước phương Tây sẽ phải chịu giá cao hơn bởi Nga là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Saudi Arabia.

G7 KỲ VỌNG GÌ TỪ CÁC DỊCH VỤ HÀNG HẢI?

Kế hoạch áp giá trần lên dầu Nga của G7 kêu gọi các nước tham gia từ chối cung cấp những dịch vụ mà phương Tây đang thống trị cho các lô dầu có giá vượt mức trần. Các dịch vụ này bao gồm bảo hiểm, tài chính, môi giới và định vị.

Để tiếp cận các dịch vụ đó, đơn vị nhập khẩu dầu sẽ phải đưa ra bằng chứng cho nhà cung cấp dịch vụ rằng họ mua xăng dầu của Nga với mức giá bằng hoặc thấp hơn mức trần.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ hàng hải sẽ không chịu trách nhiệm về thông tin định giá sai lệch do bên mua và bên bán xăng dầu Nga cung cấp.

Quan chức G7 tin rằng kế hoạch này sẽ mang lại hiệu quả bởi Nhóm Hội P&I Quốc tế (International Group of Protection & Indemnity Clubs), có trụ sở tại London (Anh), hiện cung cấp bảo hiểm hàng hải cho khoảng 95% đội tàu chở dầu trên toàn cầu.

Tuy nhiên, giới thương nhân cho rằng, các đội tàu vận chuyển dầu Nga sử dụng dịch vụ bảo hiểm của Nga hoặc của các nước không thuộc phương Tây có thể được dùng để lách quy định giá trần này. Mặc dù hiện tại vẫn chưa rõ có bao nhiêu cảng trên thế giới sẽ chấp nhận các tàu do Nga cung cấp bảo hiểm.

“G7 sở hữu đòn bẩy dài hạn vì Moscow bị hạn chế bởi đội tàu chở dầu quy mô nhỏ trong khi nhu cầu xuất khẩu lớn. Nếu Nga không muốn bán dầu ở mức giá trần, nước này có thể phải giảm sản xuất và điều này có thể gây ra thiệt hại dài hạn cho các mỏ dầu”, ông Craig Kennedy đến từ Trung tâm Davis về Nghiên cứu Á-Âu và Nga của Đại học Harvard, nhận xét.

NGA CÓ THỂ ĐÁP TRẢ THẾ NÀO?

Ông Putin mới đây tuyên bố Nga sẽ ngừng bán dầu cho các quốc gia tham gia áp giá trần và cảnh báo rằng kế hoạch giá trần này có thể gây áp lực cho thị trường xăng dầu trước tháng 12.

Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP

Giá cao cũng có thể gây rủi ro cho Tổng thống Mỹ Joe Biden trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11.

Một số nhà phân tích lo ngại rằng Moscow có thể phản ứng bằng cách có nhiều động thái bên ngoài biên giới Nga trước khi giá trần có hiệu lực.

“Mối lo lớn nhất của tôi là ông Putin có thể làm cho việc này vô cùng phức tạp trước ngày 5/12”, bà Helima Croft, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets, nói. “Họ cũng có tài sản tại các quốc gia sản xuất khác, như Iraq, và họ có khả năng gây ra rắc rối cho các nước này”.

GIÁ TRẦN SẼ ĐƯỢC THỰC THI THẾ NÀO?

Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo rằng các công ty dịch vụ nên cảnh giác trước những dấu hiệu cho thấy các đơn vị mùa dầu Nga có hành vi trốn tránh hoặc gian lận, như cung cấp bằng chứng giả về việc vận chuyển dầu, từ chối cung cấp thông tin về giá hoặc có chi phí dịch vụ cao quá mức.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Wally Adeyemo hôm thứ Sáu nói rằng những đơn vị làm giả tài liệu hoặc che giấu nguồn gốc hoặc giá dầu Nga sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật của các khu vực tài phán áp dụng giá trần.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con