Giới chức nhiều nước lên án hành động của Trung Quốc
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain: "Sự thực là hành động của Trung Quốc diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam"
Quan chức nhiều nước trên thế giới đã chỉ trích các động thái gần đây của Trung Quốc tại biển Đông, đặc biệt là việc triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 981 (HD-981) xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Trong thông cáo báo chí đưa ra trên trang cá nhân ngày 7/5, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain cho rằng, quyết định của Trung Quốc triển khai giàn khoan thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam, cùng với việc điều động hàng tá tàu hải quân để hậu thuẫn cho hành động mang tính khiêu khích này, rõ ràng là điều đáng lo ngại và chỉ nhằm làm leo thang căng thẳng ở biển Đông.
Theo ông, việc tàu Trung Quốc bao vây và đâm vào các tàu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thể hiện sự hung hăng và hiếu chiến.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương hòng thay đổi nguyên trạng này", thông cáo của Thượng nghị sỹ John McCain viết.
Ông cho rằng, những hành động của Trung Quốc dựa trên các yêu sách lãnh thổ không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Sự thực là hành động của Trung Quốc diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vốn đã được xác định rõ ràng theo luật pháp quốc tế. Tất cả các nước có trách nhiệm đều lên tiếng yêu cầu lãnh đạo Trung Quốc có ngay các bước đi giảm leo thang căng thẳng, trở lại với nguyên trạng.
Cùng ngày, theo hãng tin Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại trước cách hành xử và hăm dọa nguy hiểm ở biển Đông, sau khi nhận được tin tàu Trung Quốc đâm vào các tàu của Việt Nam, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.
"Hành động đơn phương" của Trung Quốc "dường như là một phần trong cách hành xử tổng thể của nước này nhằm yêu sách chủ quyền theo cách có thể gây hại cho hòa bình và ổn định của khu vực", bà Psaki nói. Bà cũng nhắc lại quan điểm trước đó của Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc triển khai HD-981 ở vùng biển tranh chấp là "hành động khiêu khích và không giúp ích gì" cho vấn đề an ninh trong khu vực.
Từ Singapore, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới tại biển Đông, kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tránh làm leo thang căng thẳng tại vùng biển này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore nói thêm rằng, Singapore kêu gọi tất cả các bên tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Theo vị quan chức này, Singapore sẽ tiếp tục kêu gọi Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc cùng làm việc để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC).
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Kyodo tại Paris ngày 7/5 về vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu khí HD-981 trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida cho rằng “cần tránh hành động đơn phương” trên Biển Đông.
"Hành động này của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Điều này khiến Tokyo không thể không quan ngại. Các bên cần tránh những hành động đơn phương trên Biển Đông”, ông Kishida tuyên bố.
Trước đó, vào ngày 6/5, phát biểu tại trụ sở Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels, Bỉ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng chỉ trích những hành động mở rộng quân sự và khiêu khích của Trung Quốc ở khu vực biển Đông và Hoa Đông, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế.
"Chính sách ngoại giao của Trung Quốc cùng sự phát triển quân sự của nước này đã trở thành những vấn đề quan ngại của cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm cả Nhật Bản", báo Yomiuri Shimbun dẫn lời Thủ tướng Abe phát biểu. Theo ông Abe, việc mở rộng "chi tiêu quân sự" của Trung Quốc "thiếu minh bạch" và khiến cho các quốc gia Đông Nam Á cũng phải tăng ngân sách quốc phòng của họ.
Thủ tướng Nhật Bản cũng cho biết, đã có những nỗ lực thường xuyên nhằm thay đổi một cách đơn phương hiện trạng ở biển Đông và Hoa Đông "thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc ép buộc".
Trong thông cáo báo chí đưa ra trên trang cá nhân ngày 7/5, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain cho rằng, quyết định của Trung Quốc triển khai giàn khoan thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam, cùng với việc điều động hàng tá tàu hải quân để hậu thuẫn cho hành động mang tính khiêu khích này, rõ ràng là điều đáng lo ngại và chỉ nhằm làm leo thang căng thẳng ở biển Đông.
Theo ông, việc tàu Trung Quốc bao vây và đâm vào các tàu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thể hiện sự hung hăng và hiếu chiến.
"Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương hòng thay đổi nguyên trạng này", thông cáo của Thượng nghị sỹ John McCain viết.
Ông cho rằng, những hành động của Trung Quốc dựa trên các yêu sách lãnh thổ không có cơ sở theo luật pháp quốc tế. Sự thực là hành động của Trung Quốc diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vốn đã được xác định rõ ràng theo luật pháp quốc tế. Tất cả các nước có trách nhiệm đều lên tiếng yêu cầu lãnh đạo Trung Quốc có ngay các bước đi giảm leo thang căng thẳng, trở lại với nguyên trạng.
Cùng ngày, theo hãng tin Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại trước cách hành xử và hăm dọa nguy hiểm ở biển Đông, sau khi nhận được tin tàu Trung Quốc đâm vào các tàu của Việt Nam, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.
"Hành động đơn phương" của Trung Quốc "dường như là một phần trong cách hành xử tổng thể của nước này nhằm yêu sách chủ quyền theo cách có thể gây hại cho hòa bình và ổn định của khu vực", bà Psaki nói. Bà cũng nhắc lại quan điểm trước đó của Mỹ cho rằng, việc Trung Quốc triển khai HD-981 ở vùng biển tranh chấp là "hành động khiêu khích và không giúp ích gì" cho vấn đề an ninh trong khu vực.
Từ Singapore, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới tại biển Đông, kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tránh làm leo thang căng thẳng tại vùng biển này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore nói thêm rằng, Singapore kêu gọi tất cả các bên tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại biển Đông (DOC) và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Theo vị quan chức này, Singapore sẽ tiếp tục kêu gọi Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc cùng làm việc để sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC).
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Kyodo tại Paris ngày 7/5 về vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan dầu khí HD-981 trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida cho rằng “cần tránh hành động đơn phương” trên Biển Đông.
"Hành động này của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Điều này khiến Tokyo không thể không quan ngại. Các bên cần tránh những hành động đơn phương trên Biển Đông”, ông Kishida tuyên bố.
Trước đó, vào ngày 6/5, phát biểu tại trụ sở Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels, Bỉ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng chỉ trích những hành động mở rộng quân sự và khiêu khích của Trung Quốc ở khu vực biển Đông và Hoa Đông, gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế.
"Chính sách ngoại giao của Trung Quốc cùng sự phát triển quân sự của nước này đã trở thành những vấn đề quan ngại của cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm cả Nhật Bản", báo Yomiuri Shimbun dẫn lời Thủ tướng Abe phát biểu. Theo ông Abe, việc mở rộng "chi tiêu quân sự" của Trung Quốc "thiếu minh bạch" và khiến cho các quốc gia Đông Nam Á cũng phải tăng ngân sách quốc phòng của họ.
Thủ tướng Nhật Bản cũng cho biết, đã có những nỗ lực thường xuyên nhằm thay đổi một cách đơn phương hiện trạng ở biển Đông và Hoa Đông "thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc ép buộc".