Google, Amazon, Microsoft đồng loạt tìm đến điện hạt nhân để cung cấp năng lượng cho AI

Thanh Minh
Chia sẻ

Cung cấp năng lượng cho các hoạt động công nghiệp quan trọng như trung tâm dữ liệu đòi hỏi nguồn năng lượng không phát thải carbon và đáng tin cậy 24/7...

Nhiều công ty công nghệ khác cũng đã ký các thỏa thuận với các công ty năng lượng hạt nhân
Nhiều công ty công nghệ khác cũng đã ký các thỏa thuận với các công ty năng lượng hạt nhân

Google, thuộc tập đoàn Alphabet, vừa công bố thỏa thuận mua điện từ các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), trở thành doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới thực hiện bước đi này nhằm đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng của trí tuệ nhân tạo (AI).

BIG TECH ĐỒNG LOẠT TÌM ĐẾN ĐIỆN HẠT NHÂN

Theo thỏa thuận giữa Google và Kairos Power, lò phản ứng mô-đun nhỏ đầu tiên của Kairos dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2030, và sẽ có thêm nhiều đợt triển khai bổ sung cho đến năm 2035. Tuy nhiên, các công ty không tiết lộ chi tiết tài chính của thỏa thuận hoặc địa điểm xây dựng nhà máy tại Hoa Kỳ. Google dự kiến sẽ mua tổng cộng 500 megawatt điện từ sáu đến bảy lò phản ứng, sản lượng này nhỏ hơn so với các lò phản ứng hạt nhân truyền thống hiện nay.

Michael Terrell, Giám đốc cấp cao về năng lượng và khí hậu tại Google, cho biết: "Chúng tôi tin rằng điện hạt nhân có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu điện của chúng tôi một cách sạch hơn và ổn định hơn."

Không chỉ Google, trong năm nay, nhiều công ty công nghệ khác cũng đã ký các thỏa thuận với các công ty năng lượng hạt nhân khi nhu cầu điện tăng cao do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Vào tháng 3, Amazon đã mua một trung tâm dữ liệu chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Talen Energy.

Tháng trước, Microsoft và Constellation Energy cũng đã ký thỏa thuận mua điện để giúp khôi phục một đơn vị của nhà máy Three Mile Island ở Pennsylvania, nơi từng xảy ra vụ tai nạn hạt nhân lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ vào năm 1979.

Công ty điện lực Constellation Energy (CEG) sẽ khôi phục hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island ở Pennsylvania để cung cấp năng lượng "sạch" cho Microsoft. Constellation Energy đã ký một thỏa thuận kéo dài 20 năm với Microsoft để tạo ra Trung tâm Năng lượng Sạch Crane, bao gồm việc khởi động lại tổ máy Unit 1 của Three Mile Island, vốn đã đóng cửa cách đây năm năm.

Tổ máy Unit 2 liền kề đã ngừng hoạt động từ năm 1979 sau khi xảy ra sự cố tan chảy một phần lõi, dẫn đến những thay đổi quan trọng trong ngành công nghiệp điện hạt nhân. Constellation cho biết Unit 2 hiện thuộc sở hữu tư nhân và đang trong quá trình ngừng hoạt động hoàn toàn.

Theo thỏa thuận này, Microsoft sẽ mua điện từ tổ máy Unit 1 như một phần trong cam kết cung cấp năng lượng không phát thải carbon cho các trung tâm dữ liệu của mình trên hệ thống truyền tải điện Pennsylvania-New Jersey-Maryland. Tuy nhiên, chi tiết tài chính của thỏa thuận chưa được công bố.

Theo ước tính của Goldman Sachs, nhu cầu điện tại các trung tâm dữ liệu ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng gấp ba lần từ năm 2023 đến năm 2030, đòi hỏi khoảng 47 gigawatt công suất phát điện mới, với kỳ vọng khí đốt tự nhiên, gió và năng lượng mặt trời sẽ lấp đầy phần thiếu hụt.

CÁC NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN LÀ NGUỒN DUY NHẤT CÓ THỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

Kairos Power sẽ cần phải xin cấp phép xây dựng và thiết kế từ Ủy ban Quản lý Hạt nhân Hoa Kỳ (NRC), cùng với các giấy phép từ các cơ quan địa phương, một quy trình có thể kéo dài nhiều năm. Cuối năm ngoái, Kairos đã xin giấy phép xây dựng một lò phản ứng trình diễn ở Tennessee. Đại diện của NRC, Scott Burnell, cho biết cơ quan này đã sẵn sàng xem xét hiệu quả và hợp lý các đơn xin xây dựng lò phản ứng mới.

Các lò phản ứng mô-đun nhỏ được thiết kế để có kích thước nhỏ hơn so với lò phản ứng hiện nay, với các thành phần được sản xuất tại nhà máy trước khi lắp ráp tại chỗ, giúp giảm chi phí xây dựng. Tuy nhiên, một số nhà phê bình cho rằng SMR có thể đắt đỏ vì khó đạt được quy mô kinh tế như các nhà máy lớn hơn và chúng có khả năng tạo ra chất thải hạt nhân mà vẫn chưa có kho lưu trữ cuối cùng tại Hoa Kỳ.

Google dự kiến sẽ mua tổng cộng 500 megawatt điện từ sáu đến bảy lò phản ứng hạt nhân
Google dự kiến sẽ mua tổng cộng 500 megawatt điện từ sáu đến bảy lò phản ứng hạt nhân

Google nhấn mạnh rằng việc ký kết một "sổ lệnh" với Kairos thay vì mua từng lò phản ứng một không chỉ giúp gửi tín hiệu nhu cầu tới thị trường mà còn là một khoản đầu tư dài hạn để thúc đẩy phát triển các lò phản ứng điện hạt nhân mô-đun nhỏ .

Mike Laufer, Tổng giám đốc kiêm đồng sáng lập Kairos Power, cho biết: "Chúng tôi tin rằng cách tiếp cận mới này sẽ cải thiện khả năng hoàn thành dự án của chúng tôi đúng chi phí và đúng tiến độ."

Trong khi đó, Joe Dominguez, Tổng giám đốc điều hành của Constellation, cho biết: “Cung cấp năng lượng cho các hoạt động công nghiệp quan trọng như trung tâm dữ liệu đòi hỏi nguồn năng lượng không phát thải carbon và đáng tin cậy 24/7. Các nhà máy điện hạt nhân là nguồn duy nhất có thể đáp ứng yêu cầu đó một cách nhất quán.”

Constellation dự kiến sẽ chi khoảng 1,6 tỷ USD, bao gồm chi phí nhiên liệu hạt nhân, để khởi động lại nhà máy, và kế hoạch này được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2028.

Bobby Hollis, Phó chủ tịch năng lượng tại Microsoft, gọi thỏa thuận này là "cột mốc quan trọng trong nỗ lực của Microsoft nhằm giảm phát thải carbon từ lưới điện, hỗ trợ cam kết của công ty trong việc trở thành doanh nghiệp phát thải carbon âm".

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con