Hà Nội: Các trường đại học sẵn sàng đón sinh viên nhưng còn phụ thuộc vào diễn biến dịch

Thanh Xuân
Chia sẻ

Khi đối thoại với sinh viên, câu hỏi bao giờ đi học trở lại là thắc mắc của rất nhiều em gửi đến lãnh đạo nhà trường song thật khó trả lời. Các trường luôn sẵn sàng nhưng thực tế còn phụ thuộc vào diễn biến dịch...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Việc không được đến trường đã ảnh hưởng rất lớn đến học tập và tâm sinh lý của các em. Đây là nhu cầu không chỉ của sinh viên mà còn của gia đình, của lực lượng lao động trên địa bàn. Vì vậy, việc đón sinh viên quay trở lại trường trong thời gian tới là chủ đề được nhiều người quan tâm.

LÊN PHƯƠNG ÁN ĐÓN SINH VIÊN TRỞ LẠI

Thực tế, phần lớn các trường đại học tại Hà Nội vẫn đang tổ chức dạy học trực tuyến cho sinh viên nhưng cũng có những trường đã lên phương án đón sinh viên trở lại. Trong đó, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến cho sinh viên năm cuối và năm thứ 4 quay trở lại trường từ sau ngày 25/11; sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 2 từ sau ngày 15/12. Riêng sinh viên năm thứ nhất chưa đến trường. 

Theo thông báo, nhà trường vẫn tiếp tục dạy và học trực tuyến đối với tất cả các học phần lý thuyết, bài tập cho tất cả các khóa cho đến khi có thông báo mới. Bên cạnh đó sẽ triển khai dạy và học trực tiếp cho thí nghiệm, thực hành, thực tập trong trường, nghiên cứu, thi, kiểm tra, bảo vệ khóa luận/đồ án/luận văn/luận án cho sinh viên hiện đang có mặt trên địa bàn Hà Nội và sinh viên từ các tỉnh thành về Hà Nội. Phòng Đào tạo và các đơn vị sẽ linh hoạt bố trí lịch đến trường cho những sinh viên thuộc nhóm trên.

Nhà trường yêu cầu sinh viên từ các tỉnh thành chuẩn bị về Hà Nội liên tục cập nhật tình trạng tiêm vaccine và cấp độ vùng dịch nơi cư trú cho phòng công tác vinh viên để bố trí các đợt tiêm cho đủ liều khớp với lịch của phòng đào tạo. Đồng thời lưu ý chỉ tổ chức các hoạt động trong khuôn viên trường khi: đã tiêm chủng có chứng nhận đủ liều vaccine phòng Covid-19 (thẻ xanh trên PC-Covid/SSKĐT, dịch tễ cấp độ A) hoặc có xét nghiệm theo các quy định của Bộ Y tế và Hà Nội, tuân thủ 5K của Bộ Y tế.

Không chỉ Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Kinh tế Quốc dân cũng lên kế hoạch cho việc đón sinh viên trở lại. Mới đây, nhà trường đã triển khai công tác vệ sinh, khử khuẩn phòng học, chuẩn bị các điều kiện thiết yếu để đáp ứng phòng chống dịch khi sinh viên trở lại học tập trung. Các địa điểm làm việc và khu giảng đường được nhà trường bố trí tăng cường thêm nước rửa tay, dung dịch sát trùng, khẩu trang, nhiệt kế hồng ngoại để phục vụ công tác đảm bảo sức khỏe hàng ngày cho cán bộ, giảng viên, sinh viên. Đồng thời, sớm phát hiện nếu có những trường hợp nghi nhiễm Covid-19.

Để bảo đảm an toàn, nhà trường cho biết đã có phương án đón sinh viên trở lại trường học tập trung. Theo đó, nhà trường phối hợp với y tế phường tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho cán bộ, giảng viên và một số sinh viên ở Hà Nội. Dự kiến, những sinh viên ở các tỉnh, thành chưa tiêm sẽ được trường tổ chức đăng ký tiêm ngay sau khi đi học tập trung trở lại.

Còn theo Ban đào tạo Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, nhà trường dự kiến giữa tháng 11 sẽ cho sinh viên trở lại trường. Tuy nhiên, việc trở lại trường của sinh viên sẽ không phải cùng một lúc, mà ưu tiên sinh viên năm cuối đến trường, chuẩn bị bài tốt nghiệp. Sau đó, trường mới cho sinh viên năm 1, 2, 3 đến trường học trực tiếp.

NHƯNG PHẢI THẬN TRỌNG 

Do phải học trực tuyến quá lâu nên việc học trực tiếp đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Tuy nhiên thực tế, Thành phố Hà Nội hiện vẫn xuất hiện những ca nhiễm chưa rõ nguồn lây. Trong khi đó, các cơ sở giáo dục lại là nơi tập trung đông người và rất khó đảm bảo tuân thủ 5K, vì vậy việc cho sinh viên lại trường phải rất thận trọng.

Theo lãnh đạo của một số trường cho rằng, đại học là môi trường rộng lớn nên có phần phức tạp vì sinh viên quy tụ từ nhiều tỉnh thành. Nếu tiếp nhận cùng lúc hàng trăm nghìn sinh viên từ mọi nơi lên học thì cần tính toán kỹ. Hơn nữa, tỉ lệ tiêm phủ vaccine cho người dân ở các tỉnh ngoài Hà Nội cũng còn khá hạn chế. Bởi thực tế ở nhiều địa phương hiện nay mới chỉ phủ được vaccine cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, các đối tượng khác thì vẫn còn khiêm tốn.

Hơn nữa, khái niệm vùng xanh, vùng đỏ cũng chỉ là tương đối và chỉ đúng ở từng thời điểm. Mỗi trường nên chuẩn bị phương án riêng để phù hợp với điều kiện thực tế bởi trường thuộc vùng ngoại thành khác với trường thuộc vùng nội thành. Với trường thuộc vùng xanh thì lớp nào thực tập, khóa nào ra trường thì gọi lên hoàn thành rồi cho nghỉ.

Liên quan đến việc mở cửa trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.

Theo đó, các cơ sở giáo dục căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn cấp phường, cấp quận, cấp tỉnh để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp. Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp; đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình; đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): căn cứ vào thực tế tình hình và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức dạy học trực tuyến, học trên truyền hình hoặc giao bài tự học...

Ngoài ra, trong buổi họp ngày 1/11 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế, lãnh đạo hai Bộ đã trao đổi và nhất trí sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa nhằm triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe trong trường học khi học sinh, sinh viên trở lại trường theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128/NQ-CP. Đồng thời, thúc đẩy các địa phương ứng xử phù hợp với việc mở cửa trường học ở từng xã, phường tương đương với các cấp độ kiểm soát dịch bệnh.

Trong thực tế, nhiều trường đại học hiện đang tổ chức đối thoại với sinh viên và khi nào đi học trở lại cũng là câu hỏi của rất nhiều em gửi đến lãnh đạo nhà trường, nhưng thật khó để trả lời. Các trường luôn sẵn sàng để đón sinh viên song còn phải phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con