Hà Nội: Học sinh, phụ huynh "đứng ngồi không yên" khi môn thi thứ 4 vẫn còn là ẩn số

Thanh Xuân
Chia sẻ

Đã sang tuần thứ hai của tháng 3, học sinh, giáo viên và phụ huynh Thủ đô đang sốt ruột chờ Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội công bố môn thi thứ 4 trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 để yên tâm ôn tập…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo quy định, ngoài 3 môn thi cố định Toán, Văn, tiếng Anh thì Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội sẽ công bố môn thi thứ 4 của kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào tháng ba hàng năm. Tuy nhiên đến thời điểm này dù nhiều địa phương đã công bố nhưng thành phố vẫn chưa có thông báo chính thức.

TRÔNG NGÓNG LÀ TÂM TRẠNG CHUNG CỦA KHỐI 9

Trông ngóng, hồi hộp là tâm trạng chung của tất cả các học sinh khối 9 ở Thủ đô về môn thi thứ 4 của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, khi đây luôn là kỳ thi vô cùng căng thẳng với tính cạnh tranh cao vào các trường công lập.

Được biết để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới, mỗi ngày của Trà My-học sinh lớp 9 tại một trường THCS ở quận Thanh Xuân, Hà Nội đều bắt đầu từ 7h sáng đến 12h đêm. Với My, ngoài việc học theo chương trình trên lớp, em còn ôn tập cùng gia sư vào các tối 2-4-6. Thêm vào đó là những giờ tự học, tự luyện đề qua nhiều năm của Hà Nội cũng như của một số địa phương khác.

Triền miên với lịch học dày đặc nhưng nữ sinh chia sẻ, em không cảm thấy mệt mỏi mà điều quan trọng nhất lúc này là chuẩn bị thật tốt để giành cơ hội vào lớp 10 công lập. “Em có nguyện vọng thi vào THPT Trần Phú. Đây là trường có tỷ lệ chọi cao, luôn đứng top đầu của thành phố nên em khá căng thẳng. Vì vậy hiện tại, em rất sốt ruột về thông tin của môn thứ 4. Tuy vẫn cố gắng học đều các môn có thể thi nhưng chúng em mong Sở sớm công bố để có thể tập trung ôn luyện các môn cơ bản, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi”, Trà My chia sẻ.

Tương tự, Thúy Quỳnh là học sinh lớp 9 tại trường THCS thuộc quận Hoàng Mai cũng đang rất hồi hộp chờ đợi môn thi hiện vẫn còn đang là ẩn số. Nữ sinh cho hay, “Trong năm học này, em phải học trực tuyến quá nhiều, dù các thầy cô rất nỗ lực nhưng chất lượng của đường truyền đã ảnh hưởng khá lớn đến việc học dạy và học. Hơn nữa với 3 môn thi cố định: Toán, Văn, Tiếng Anh thì em kém hơn ở môn tiếng Anh vì vậy nếu môn thi thứ 4 rơi vào 2 môn học sở trường thì sẽ có lợi thế để gỡ điểm, đem lại nhiều cơ hội hơn cho em”.

Không chỉ học sinh mà các phụ huynh cũng đứng ngồi không yên khi đã sang tuần thứ 2 của tháng ba nhưng môn thi thứ 4 vẫn chưa được công bố. Chị Phương Linh trú tại quận Hoàn Kiếm có con năm nay chuẩn bị thi vào 10 chia sẻ, kể từ đầu năm học tôi luôn lo lắng không yên. Lứa học sinh 2007 vốn phải chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong suốt 3 năm liên tiếp. Do phải học trực tuyến kéo dài nên chất lượng khó đảm bảo như khi học trực tiếp trên lớp.

“Thực tế, các con chỉ có năm lớp 6 được đến trường học trọn vẹn. Sau đó, mỗi lần quay trở lại trường, chưa kịp thích ứng với việc học tập thì lại có một đợt dịch khác xảy đến. Vì thế, kiến thức ít nhiều cũng có sự thiếu hụt. Mặt khác, trong quá trình học online, nhiều nội dung do thời lượng dạy có hạn, thầy cô thường khuyến khích học sinh về nhà tự đọc hoặc giáo viên sẽ gửi video để các con tự nghiên cứu. Với điều kiện như vậy, chắc hẳn có không ít kiến thức các con cũng không nắm vững. Vì vậy, tôi mong Sở GD&ĐT Hà Nội sớm công bố môn thi thứ 4 để các con yên tâm ôn tập”, vị phụ huynh bày tỏ.

 TẬN DỤNG THỜI GIAN ĐỂ VỪA DẠY, VỪA ÔN TẬP

Trong khi đó, các nhà trường vẫn đang nỗ lực tận dụng thời gian vàng để tập trung vừa dạy, vừa ôn tập cho học sinh. Cô Hoàng Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập, quận Hai Bà Trưng cho hay, “Học sinh khối 9 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vì vậy nhiệm vụ của tất cả các trường đặt ra là giúp các con thi đạt kết quả tốt nhất. Hiện nay, ngoài những môn thi cố định là Toán, Văn, tiếng Anh thì nhà trường vẫn đảm bảo chương trình của tất cả các môn học khác. Từ đó giúp các con có kiến thức vững vàng, sẵn sàng tâm thế chủ động với mọi tình huống”.

Tuy nhiên, cô Thanh cũng bày tỏ mong muốn Sở Giáo dục & Đào tạo sớm công bố môn thứ 4 để học sinh, giáo viên yên tâm và có kế hoạch dạy - học phù hợp, đặc biệt là giữa bối cảnh năm học này, việc dạy và học bị tác động rất lớn bởi dịch bệnh.

Liên quan đến vấn đề thi vào lớp 10, GS.TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, xét tình hình thực tế thì việc phụ huynh và học sinh lo lắng cho kỳ thi sắp tới cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên theo GS.TS Phạm Tất Dong, kỳ thi có thể tổ chức với việc thi 3 hay 4 môn nhưng quan trọng là phải làm rõ trọng tâm. Yêu cầu của cuộc thi là kiểm tra năng lực thật chứ không phải kiểm tra số lượng kiến thức. Kiểm tra năng lực tư duy, rèn năng lực tư duy là phải học khác chứ không phải lúc nào cũng ngồi cắm cúi ôm máy tính để học. Ra bài tập thì phải đem tới bài toán sao cho đánh giá được năng lực tư duy của học sinh, để các em tự có phương án giải quyết, tự học, tự ngẫm nghĩ… như thế sẽ giảm được thời gian học.

"Trọng tâm của các bộ môn, Sở Giáo dục & Đào tạo nên hướng dẫn rõ ràng, nếu học theo sách giáo khoa thì nhiều lắm, dàn trải, cần phải cho học sinh biết đâu là trọng tâm, đâu là kiến thức cơ bản. Ngoài ra cần xem cách học sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống, đó là năng lực cần hướng tới. Vì vậy, Sở Giáo dục & Đào tạo nên công bố sớm trọng tâm của các môn thi và có định dạng bài giải, rèn tư duy gắn với thực tiễn để học sinh luyện tập chứ không nên cộng nhiều giờ học bù để gắn kiến thức vào, vì bây giờ kiến thức không cần học nhiều. Như thế không cần lo 3 hay 4 môn thi, không cần phải chạy theo số lượng nữa”, ông Dong đề xuất.

Trao đổi với báo chí chiều ngày 8/3, lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, Sở vẫn chưa trình UBND thành phố phương án thi vào lớp 10 công lập năm học 2022 – 2023. Tuy nhiên, dự kiến năm học 2022-2023, Hà Nội vẫn giữ ổn định phương thức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp như năm học 2021-2022. Như vậy, phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập là thi tuyển 3 môn cố định đã được quy định trong kỳ thi gồm: Toán, ngữ Văn, Ngoại ngữ. Theo kế hoạch của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, môn thi thứ tư của kỳ thi này được công bố trong tháng 3/2022.

Hiện nay theo ước tính của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội, năm nay sẽ có khoảng 110.000 học sinh lớp 9 dự xét tốt nghiệp THCS năm học 2021-2022, số thí sinh dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 là gần 100.000 em.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con