Hà Nội tạm ứng hơn 319 tỷ đồng phục vụ bình ổn giá
319,5 tỷ đồng là số tiền Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa quyết định tạm ứng cho doanh nghiệp để phục vụ bình ổn giá
Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 2654/QĐ-UBND, tạm ứng vốn đợt 1 cho 11 doanh nghiệp để thực hiện dự trữ hàng hóa phục vụ bình ổn giá trên địa bàn Thủ đô năm 2011.
Cụ thể, Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Dự trữ tài chính thành phố số tiền 319,5 tỷ đồng để tạm ứng vốn đợt 1 cho 11 doanh nghiệp thực hiện dự trữ 10 nhóm hàng thiết yếu gồm: gạo tẻ; thịt lợn; thịt gà, vịt; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến thịt gia súc, gia cầm, cá; thủy hải sản tươi, đông lạnh; dầu ăn; đường RE; rau củ tươi; giấy vở học sinh.
Thời gian phục vụ bình ổn giá trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011 kéo dài từ tháng 6/2011 đến hết tháng 4/2012, riêng đối với Công ty TNHH một thành viên Sách - Thiết bị và Xây dựng trường học thời gian thực hiện bình ổn từ tháng 6 đến hết tháng 10.
Theo đó, Uỷ ban Nhân dân giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc cung ứng hàng hóa và bình ổn giá trên địa bàn; đôn đốc các đơn vị sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích và hoàn trả vào Quỹ Dự trữ tài chính Thành phố đúng thời gian quy định.
Năm 2011, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã duyệt chi 475 tỷ đồng để thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu. So với năm trước, số tiền dùng cho bình ổn giá đã tăng thêm 75 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Hà Nội thì số tiền trên cũng chỉ đáp ứng khoảng 10% so với nhu cầu đối với 10 nhóm mặt hàng, vì vậy, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp bằng các nguồn vốn khác cần chủ động tăng mức dự trữ lượng hàng thêm tối thiểu là 10%, để đảm bảo tổng lượng hàng dự trữ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng mức tiêu thụ của người dân Thủ đô.
Bên cạnh đó, Uỷ ban Nhân dân cũng khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tham gia chương trình bình ổn giá nhưng không tạm ứng vốn để mở rộng thị trường bình ổn giá, với yêu cầu các doanh nghiệp này cũng phải chấp hành các quy định về đăng ký giá, treo biển nhận diện hàng bình ổn giá… như các doanh nghiệp được tạm ứng vốn của thành phố.
Cụ thể, Hà Nội sẽ trích từ Quỹ Dự trữ tài chính thành phố số tiền 319,5 tỷ đồng để tạm ứng vốn đợt 1 cho 11 doanh nghiệp thực hiện dự trữ 10 nhóm hàng thiết yếu gồm: gạo tẻ; thịt lợn; thịt gà, vịt; trứng gà, vịt; thực phẩm chế biến thịt gia súc, gia cầm, cá; thủy hải sản tươi, đông lạnh; dầu ăn; đường RE; rau củ tươi; giấy vở học sinh.
Thời gian phục vụ bình ổn giá trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2011 kéo dài từ tháng 6/2011 đến hết tháng 4/2012, riêng đối với Công ty TNHH một thành viên Sách - Thiết bị và Xây dựng trường học thời gian thực hiện bình ổn từ tháng 6 đến hết tháng 10.
Theo đó, Uỷ ban Nhân dân giao Sở Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc cung ứng hàng hóa và bình ổn giá trên địa bàn; đôn đốc các đơn vị sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích và hoàn trả vào Quỹ Dự trữ tài chính Thành phố đúng thời gian quy định.
Năm 2011, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã duyệt chi 475 tỷ đồng để thực hiện chương trình bình ổn giá đối với các mặt hàng thiết yếu. So với năm trước, số tiền dùng cho bình ổn giá đã tăng thêm 75 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Hà Nội thì số tiền trên cũng chỉ đáp ứng khoảng 10% so với nhu cầu đối với 10 nhóm mặt hàng, vì vậy, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp bằng các nguồn vốn khác cần chủ động tăng mức dự trữ lượng hàng thêm tối thiểu là 10%, để đảm bảo tổng lượng hàng dự trữ đáp ứng được khoảng 20% so với tổng mức tiêu thụ của người dân Thủ đô.
Bên cạnh đó, Uỷ ban Nhân dân cũng khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tham gia chương trình bình ổn giá nhưng không tạm ứng vốn để mở rộng thị trường bình ổn giá, với yêu cầu các doanh nghiệp này cũng phải chấp hành các quy định về đăng ký giá, treo biển nhận diện hàng bình ổn giá… như các doanh nghiệp được tạm ứng vốn của thành phố.