Hải Phòng: Hơn 6.000 tấn thủy sản trên vịnh Cát Bà đang chờ được hỗ trợ tiêu thụ

Hoàng Long
Chia sẻ

Tổng kinh phí mà Hải Phòng dự kiến hỗ trợ cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh của quần đảo Cát Bà phải di dời theo quy định là hơn 68 tỷ đồng. Theo thống kê, hiện có 440 cơ sở nuôi trồng thủy sản với 516 nhà chòi, 8.216 ô lồng, 58.790m2 giàn nuôi nhuyễn thể và 1.298 nhân khẩu trên các cơ sở nuôi, tập trung tại vịnh Cát Bà, vịnh Lan Hạ, vịnh Bến Bèo, vịnh Trà Báu và vịnh Gia Luận.…

Thực hiện đề án cắt giảm, di chuyển tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, các hộ nuôi trồng thủy sản đang gấp rút thu hoạch thủy sản nuôi trồng trên biển với số lượng lớn.

Để thực hiện tốt nội dung đề án, đồng thời tháo gỡ các khó khăn cho các hộ nuôi trồng, vướng mắc trong quá trình thực hiện, UBND huyện Cát Hải đề nghị Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng kêu gọi sự chung tay của các doanh nghiệp, nhà máy, tổ chức, cá nhân kinh doanh lĩnh vực chế biển thủy sản trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trong, ngoài thành phố Hải Phòng thực hiện thu mua, các sản phẩm thủy sản từ các giàn bè bị tháo dỡ nhằm giảm bớt các khó khăn cho người dân trong quá trình thực hiện các chính sách của nhà nước.

Theo UBND huyện Cát Hải, các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên vịnh đang rất ủng hộ đề án trên nhưng hiện tại tổng khối lượng sản phẩm hiện tại trên vịnh rất lớn và khó tiêu thụ bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tổng khối lượng thủy sản cần hỗ trợ thu mua hơn là 2.203.900kg, tổng khối lượng nhuyễn thể là 4.204.050kg. Giá bán các sản phẩm được công khai. Trong đó, cá song (tổng khối lượng: 1.381.430kg) có giá từ 200 -500 nghìn đồng/kg, cá giò 120 nghìn đồng/kg, cá côi 130 nghìn đồng/kg, ngao hai cùi 60 nghìn đồng/kg, tu hài 250 nghìn đồng/kg…

UBND huyện Cát Hải cũng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố chỉ đạo trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư, các ngành, liên kết các tổ chức, cá nhân trong và ngoài thành phố hoạt động trong lĩnh vực chế biển thủy hải sản thực hiện thu mua các sản phẩm; Sở Công thương chỉ đạo các ngành có liên quan, các siêu thị, Ban quản lý các chợ đầu mối thủy sản, các cơ sở kinh doanh, chế biển thủy sản trong và ngoài thành phố hỗ trợ thu mua sản phẩm…

Để thực hiện hỗ trợ người dân và các đơn vị thu mua, UBND huyện Cát Hải giao phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện chủ trì, phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến ngư - Nông nghiệp, Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà làm đầu mối liên hệ, kết nối giữa các đơn vị thu mua và người dân.

Các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại Cái Bèo.
Các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại Cái Bèo.

Được biết, đề án này căn cứ theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đặt mục tiêu “Đến năm 2025, Cát Bà, Đồ Sơn cùng với Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế”. Hiện thành phố Hải Phòng đang tích cực triển khai và hỗ trợ tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh của quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải.

Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ là 68.453.215.548 đồng. Trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà hiện có 440 cơ sở nuôi trồng thủy sản với 516 nhà chòi, 8.216 ô lồng, 58.790m2 giàn nuôi nhuyễn thể và 1.298 nhân khẩu trên các cơ sở nuôi, tập trung tại vịnh Cát Bà, vịnh Lan Hạ, vịnh Bến Bèo, vịnh Trà Báu và vịnh Gia Luận. Trong đó, 371 chủ cơ sở là người có hộ khẩu Hải Phòng, 69 chủ cơ sở là người không có hộ khẩu Hải Phòng. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên gây ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, xung đột với định hướng phát triển du lịch của địa phương.

Để giảm bớt khó khăn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh của quần đảo Cát Bà khi thực hiện tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản. UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo UBND huyện Cát Hải xây dựng nội dung hỗ trợ cho các cơ sở nuôi.  Mức hỗ trợ đối với nhà chòi là 19.857.983 đồng/nhà chòi. Mức hỗ trợ đối với ô lồng nuôi cá là 4.836.000 đồng/ô lồng. Mức hỗ trợ đối với giàn nuôi nhuyễn thể là 89.008 đồng/m2…

Đối với sản phẩm nuôi là cá, các cơ sở nuôi trồng tháo dỡ trước ngày 01/01/2022: Mức hỗ trợ là 25.000 đồng/m3. Các cơ sở nuôi trồng tháo dỡ từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022: Mức hỗ trợ là 12.500 đồng/m3. Đối với sản phẩm nuôi là nhuyễn thể, hỗ trợ đối với các giàn nuôi nhuyễn thể tháo dỡ trước ngày 01/01/2022; mức hỗ trợ là 12.500 đồng/m2.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con