Hải Phòng "khát" nhân lực chất lượng cao

Trương Quốc Cường
Chia sẻ

Từ nhiều năm nay, nguồn nhân lực ở hầu hết các ngành nghề tại Hải Phòng luôn ở tình trạng thiếu hụt, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo khảo sát của Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, đến hết quý 2/2024, tổng số lao động đang làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn Hải Phòng đạt khoảng hơn 200.820 người. 

Dự báo, đến năm 2025, Hải Phòng cần bổ sung thêm khoảng 82.700 lao động với trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, ở nhiều lĩnh vực như: logistics, công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật, điện. Đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 127.800 lao động.

Tuy nhiên, từ  nhiều năm nay, nguồn nhân lực ở hầu hết các ngành nghề tại Hải Phòng luôn ở tình trạng thiếu hụt, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Gần đây nhất, tổng kết sau 10 tháng năm 2024, Sàn giao dịch việc làm tại Hải Phòng đã tổ chức 55 phiên giao dịch với sự tham gia của 930 lượt doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng là 124.070 lao động. Kết quả, số lượng lao động vượt qua được vòng sơ tuyển chỉ đạt khoảng 16.530 lượt người, mới chỉ đáp được khoảng 13,32% nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.  

Đại diện Công ty TNHH Công nghiệp nhựa KYOWA cho biết hiện tại số lượng đơn hàng của công ty đang tăng lên, nhu cầu tuyển dụng, nhất là nhân lực chất lượng cao của công ty là rất lớn. Song số lượng ứng viên lại không đáp ứng được, ảnh hưởng rất nhiều đến tiến trình sản xuất.

Tương tự, đại diện Công ty TNHH Lianyue chia sẻ hiện tại nguồn nhân lực của công ty chưa được đảm bảo cân bằng, đặc biệt là nhân lực kỹ thuật, nhân lực quản lý đang thiếu hụt trầm trọng. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý và lao động chất lượng cao gặp khá nhiều khó khăn. 

Ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, cho biết thành phố đã và đang sắp xếp, tổ chức mạng lưới giáo dục nghề nghiệp theo định hướng mở. Thường xuyên tổ chức các hội nghị gặp gỡ, đối thoại, nhằm tháo gỡ những vướng mắc nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Đặc biệt là thúc đẩy sự kết nối giữa doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục trong công tác đào tạo nhân lực. 

Ông Lê Thanh Bình, Phó Trưởng khoa Đóng tàu, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, cho biết thời gian qua trường luôn áp dụng giáo dục lý thuyết kết hợp thực hành, sinh viên được đi thực tế tại các doanh nghiệp thông qua các chương trình trao đổi, thực tập, có cơ hội cọ sát với nghề ngay từ sớm. Đảm bảo khi tốt nghiệp sẽ có kỹ năng chuyên môn vững vàng, đáp ứng tốt điều kiện lao động chất cao của các doanh nghiệp.

Ông Lưu Thanh Tân, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Hải Phòng, chia sẻ đầu tháng 10/2024 vừa qua, nhà trường đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam Hải Phòng, mở ra cơ hội cho hàng trăm sinh viên của trường được thực tập, tiếp cận với những công nghệ sản xuất điện tử hàng đầu thế giới. Giúp nhà trường thu hút thêm học viên, xây dựng các ngành học trọng điểm, bám sát nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.

Về phía LG Electronics, sự hợp tác này là cơ hội để doanh nghiệp được sớm tiếp cận, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Đáp ứng đúng và đủ nhu cầu sử dụng lao động theo kế hoạch sản xuất nhiều năm của công ty. 

Theo Phạm Thị Huyền, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng, cùng với mô hình hợp tác thực hành, thực tập, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn mời các chuyên gia từ doanh nghiệp đóng góp kiến thức chuyên môn vào xây dựng giáo trình giảng dạy, hỗ trợ chuyên gia thỉnh giảng. Doanh nghiệp có điều kiện tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo tại các trường, bảo đảm hoạt động dạy nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực thực tế của doanh nghiệp.

Đại diện Công ty cổ phần đóng tàu sông Cấm cho biết mỗi năm công ty có nhu cầu tuyển dụng 150 - 200 sinh viên ngành, nghề chế tạo vỏ tàu thủy, hàn điện, sơn. Công ty đã phối hợp đào tạo với Trường Giao thông vận tải Trung ương 2, mong muốn nhà trường tạo điều kiện để cán bộ doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng khung chương trình, sát hạch người lao động. Bảo đảm đầu ra đúng chất lượng chuyên môn, bám sát kế hoạch đến năm 2030, công ty sẽ chế tạo, đóng mới khoảng 60 tàu/năm.

Cùng với những cải cách trong giáo dục đào tạo, UBND thành phố Hải Phòng cũng liên tục tìm giải pháp chính sách mới, nâng cao chế độ đãi ngộ về học tập, lương thưởng, nhà ở xã hội, Thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu, giúp nâng cao nhận thức, đời sống tinh thần của người lao động.... góp phần thu hút nhân lực từ các địa phương trên cả nước, nhất là lao động tri thức cao về cống hiến, ổn định cuộc sống tại Hải Phòng. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con