Hàng loạt website ví điện tử, ngân hàng, sàn thương mại điện tử lớn bị giả mạo

Nhĩ Anh
Chia sẻ

Hệ thống cảnh báo của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia lưu ý người dùng cần nâng cao cảnh giác với nhiều trường hợp website lừa đảo, giả mạo website của các ngân hàng, các trang thương mại điện tử…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong tuần đầu tháng 2/2023, đã có 166 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng Internet Việt Nam thông báo về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Qua kiểm tra, phân tích, các chuyên gia cho biết có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử…

Các chuyên gia lưu ý người dùng cần nâng cao cảnh giác với các trường hợp website lừa đảo giả mạo ví điện tử Momo; giả mạo các website ngân hàng như: Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Quân đội; giả mạo các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee, Tiki.

Bên cạnh đó còn xuất hiện các website lừa đảo giả mạo các doanh nghiệp lớn như: Công ty CP viễn thông FPT, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Lotte… và hàng loạt các trang web lừa đảo khác.

Lưu ý người dùng nâng cao cảnh giác trước các trường hợp giả mạo webstie ngân hàng, trang thương mại điện tử, doanh nghiệp trong tuần đầu tháng 2/2023.
Lưu ý người dùng nâng cao cảnh giác trước các trường hợp giả mạo webstie ngân hàng, trang thương mại điện tử, doanh nghiệp trong tuần đầu tháng 2/2023.

Trong tháng 1/2023, hệ thống của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cũng nhận được hàng trăm phản ánh trường hợp lừa đảo từ người dùng trong đó có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử…

Theo ghi nhận của hệ thống, từ đầu năm 2023 đến nay có gần 1.600 dữ liệu website lừa đảo liên quan đến ứng dụng vay tiền, giả mạo ngân hàng, tín dụng, siêu khuyến mãi, nhận quà tặng, các trang, sàn thương mại điện tử. Trong đó riêng những ngày đầu tháng 2/2023 đã ghi nhận gần 500 dữ liệu.

 
Đối với các website giả mạo, người dùng cần chú ý quan tâm không truy cập vào các trang web này để tránh nguy cơ bị tấn công lừa đảo; đồng thời nâng cao nhận thức bản thân và tuyên truyền cho những người xung quanh tránh trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công lừa đảo này.

Trong số hơn 15,5 nghìn dữ liệu website lừa đảo do do dự án chống lừa đảo cập nhật từ giữa năm 2021 đến tháng 2/2023, có tới gần 76% là các trang scam lừa đảo tiền, tiếp đó khoảng 18,5% là lừa đảo lấy thông tin (phishing). Còn lại là các website lừa nội dung xấu, đường dẫn nguy hiểm và giả mạo lừa đảo...

Trước đó, trong tháng 12/2022, hệ thống cảnh báo do Trung tâm quản lý đã nhận được hơn 1.100 phản ánh của người dùng Internet Việt Nam về các trường hợp nghi ngờ lừa đảo. Qua kiểm tra và phân tích, có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, các trang thương mại điện tử.

Các chuyên gia cũng nêu ra một số trang web giả mạo mà người dùng tuyệt đối không truy cập như la7168.com (giả mạo sàn thương mại điện tử Lazada); vebo1s.co, clmm.nl, giaitrimomo.net (giả mạo ví điện tử MoMo); shopee.ccooppcc.online (giả mạo sàn thương mại điện tử Shopee); lottehanoi.com.vn (giả mạo website Lotte)…

Có thể thấy, trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng các hoạt động online của người dùng trên không gian mạng, các hành vi lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng cũng trở nên phổ biến hơn. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, đối tượng lừa đảo đã thu thập trái phép thông tin cá nhân của người dân hoặc giả mạo các tổ chức tài chính, ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Các chuyên gia cho biết phương thức lừa đảo đa phần là giả mạo các trang sàn giao dịch mua bán đầu tư tài chính, tiền ảo và cờ bạc trái phép. Đặc biệt chiêu trò, cộng tác viên lừa đảo, bằng cách giả mạo thương hiệu các trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam và nước ngoài để dẫn dụ đầu tư, gây thiệt hại tài chính cho người dùng.

Theo thống kê, hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến nhất là giả mạo thương hiệu, chiếm 72,6%; giả mạo chiếm đoạt tài khoản trực tuyến chiếm 11,4%; còn lại là lừa đảo trúng thưởng, việc làm online, app cho vay...

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con