“Hậu” tái cơ cấu Vinashin nhìn từ vụ người lao động kiện đòi trợ cấp

Quế Hà
Chia sẻ

Vinashin đang cần thêm “thuyền trưởng mới”, một vị thuyền trưởng hiểu rõ nhất những vấn đề nội tại củaVinashin

Ông Thuyến từng có thời gian 16 năm làm việc tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng thuộc Vinashin sau đó chuyển lên tập đoàn - Ảnh: TL.
Ông Thuyến từng có thời gian 16 năm làm việc tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng thuộc Vinashin sau đó chuyển lên tập đoàn - Ảnh: TL.
Phải nghỉ việc vì “môi trường làm việc không phù hợp”, ông Lê Văn Thuyến, người chủ trì viết các đề án phát triển Vinashin, đề án xin cơ chế vay tiền ưu đãi trả nợ lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động khi Vinashin tái cơ cấu… mới đây buộc phải “đáo tụng đình” để đòi tiền trợ cấp sau khi chấm dứt hợp đồng lao động tại đơn vị này.

Sự việc hy hữu này là minh chứng sống động cho thấy “hậu” tái cơ cấu, “con tàu Vinashin” đang có quá nhiều rối ren và lại cần phải được “tái cơ cấu” lần 2 với những phương án hiệu quả hơn.

Tòa án nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội vừa đưa ra xét xử vụ án lao động về việc “trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động” giữa nguyên đơn là ông Lê Văn Thuyến, sinh năm 1961 và bị đơn là tập đoàn Vinashin.

Ông Lê Văn Thuyến đã có thâm niên công tác gần 30 năm trong ngành đóng tàu, trong đó thời gian công tác tại Vinashin là gần 16 năm. Ông Thuyến từng giữ cương vị tham mưu cho lãnh đạo Vinashin, là trưởng ban đổi mới doanh nghiệp. Đặc biệt, ông cũng là người chắp bút viết hàng loạt các đề án của Vinashin như đề án phát triển Vinashin đến năm 2010, đề án chuyển mô hình hoạt động Vinashin sang mô hình công ty mẹ - công ty con năm 2003, đề án xin cơ chế vay tiền ưu đãi trả nợ lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động khi tái cơ cấu Vinashin…

Tại tòa, ông Thuyến trình bày, sau khi tái cơ cấu Vinashin, lãnh đạo mới từ nơi khác về điều hành đã “thay máu” toàn bộ, bao gồm cả việc xáo trộn nhân sự. Ông Thuyến đang ở vị trí công tác liên quan đến nhân sự bị thuyên chuyển sang vị trí khác không phù hợp với chuyên môn được đào tạo dẫn tới hiệu quả công việc không được phát huy. Mỏi mòn trong vị trí mới, ông Thuyến đã quyết định xin chấm dứt hợp đồng lao động vào tháng 8/2011.

Ngày 12/10/2011 Tập đoàn Vinashin đã có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với ông Thuyến và sau đó chi trả trợ cấp thôi việc cho ông với thời gian là 10 năm 6 tháng, trong khi tổng thời gian ông làm việc tại Vinashin là 29 năm.

Nhận thấy việc chi trả trợ cấp không đúng các quy định của pháp luật, ông Thuyến đã tiến hành khởi kiện tập đoàn Vinashin, yêu cầu Vinashin phải chi trả trợ cấp cho ông trong thời gian 16 năm còn lại.

Trước tòa, đại diện Vinashin trình bày, ông Thuyến có 16 năm công tác tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng trước khi chuyển lên tập đoàn vì vậy nhà máy đóng tàu Bạch Đằng mới là nơi phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho ông Thuyên.

Hội đồng xét xử nhận định, ông Thuyến làm việc tại nhà máy đóng tàu Bạch Đằng thuộc Vinashin sau đó chuyển lên tập đoàn. Trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho ông Thuyến thuộc về tập đoàn Vinashin ( theo quy định tại điều 42, Bộ luật lao động và điểm c, khoản 3, điều 14, Nghị định 44/2003 quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động).

Hội đồng xét xử quyết định: buộc tập đoàn Vinashin trả trợ cấp thôi việc cho ông Lê Văn Thuyến. Tổng công ty Bạch Đằng có trách nhiệm chuyển trả cho tập đoàn Vinashin số tiền tập đoàn đã trả cho ông Thuyến.

Ông Thuyến đã thắng kiện.

Nhưng cùng với việc thắng kiện, sự ra đi của một cán bộ gạo cội với lý do “môi trường làm việc không phù hợp” rồi lại phải “đáo tụng đình” để được chi trả vài đồng trợ cấp là một bài học thực sự xót xa.

Nó làm cho dư luận phải bật lên câu hỏi phải chăng sau hơn 2 năm “thay máu”, con tàu Vinashin vẫn còn quá nhiều rối ren nhất là câu chuyện nhân sự và chính sách “dụng nhân tài”, “dụng con người”?

Được biết, Chính phủ đã sớm nhìn thấy những bất cập này và việc tái cơ cấu Vinashin lần thứ 2 đang được thực hiện với những quyết sách quyết liệt hơn. Vinashin đang cần thêm “thuyền trưởng mới”, một vị thuyền trưởng hiểu rõ nhất những vấn đề nội tại củaVinashin, biết “định vị” để đưa con tàu Vinashin về một bến đỗ an toàn.

(Nguồn: Sài Gòn Tiếp thị)

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con