Hậu tăng giá xăng dầu: “Nên thận trọng”
Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong đợt tăng giá xăng này
Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong đợt tăng giá xăng này.
Đó là khuyến nghị của chuyên gia kinh tế cao cấp - TS. Lê Đăng Doanh, khi ông bình luận về đợt tăng giá xăng dầu vừa qua.
Ông Doanh nói:
- Không chỉ cá nhân tôi mà có khá nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng khá bất ngờ về mức tăng giá tới 30% đối với xăng dầu. Đây là một mức tăng cao so với khả năng chi trả và mặt bằng thu nhập của đại bộ phận người dân hiện nay.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là việc tăng giá tới 30% này nhất định sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian tới, mà theo dự đoán của tôi sẽ khiến cho CPI tăng thêm khoảng 1,5%, chứ không chỉ là 0,6 hay 0,7% như một số bộ, ngành dự báo.
Cũng chính từ việc tăng giá xăng dầu này nên chắc chắn trong thời gian tới, khá nhiều ngành như: vận tải, dệt may, đánh bắt thủy sản… sẽ là “nạn nhân” của đợt tăng giá này.
Những nhóm ngành này trong thời gian tới sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể đương đầu với chi phí tăng cao. Nhưng tôi không tin là một mình họ có thể vượt qua được những khó khăn và có thể tự bù đắp được do tác động của giá xăng dầu tăng cao.
Chính vì vậy, theo tôi, Chính phủ cũng như chính quyền địa phương nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn này. Tôi cho rằng, ảnh hưởng của tăng giá xăng lần này sẽ là không nhỏ nên Chính phủ cần phải xem xét một cách thận trọng, thấu đáo, không thể để doanh nghiệp tự gánh vác một mình được, bởi các nước khác họ đều có sự hỗ trợ hết.
Còn nếu chỉ vì tăng giá xăng mà đánh bắt thủy sản phải đình lại, dệt may không xuất khẩu được… thì đây quả là một điều hết sức đáng tiếc.
Nhưng các nhà quản lý tỏ ra khá tự tin trong kiềm chế lạm phát sau đợt tăng giá xăng dầu lần này, thưa ông?
Tôi xin không bình luận gì về tính tự tin hay không tự tin trong điều hành kinh tế vĩ mô. Tôi chỉ muốn nói một điều là chắc chắn tăng giá xăng dầu lần này sẽ ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, nên cần phải xem xét thận trọng và tỉnh táo.
Tôi ủng hộ việc phải có điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường. Điều này là cần thiết và mọi người dân cũng nên biết để thông cảm đối với những quyết sách của Chính phủ. Trước những diễn biến phức tạp của giá thị trường thế giới thì người dân và doanh nghiệp tất yếu sẽ phải chịu sức ép, chứ chúng ta không thể là một ốc đảo và ở đó mọi người thoải mái dùng xăng dầu giá rẻ được.
Tuy nhiên, điều này cần phải được thực hiện theo một mức độ nhất định, có trọng tâm trọng điểm và có sự giúp đỡ đối với những doanh nghiệp chịu tác động rõ mạnh nhất.
Có ý kiến cho rằng, mỗi đợt tăng giá xăng dầu thì Chính phủ cũng nên có thông báo trước cho người dân chứ không nên tiến hành một cách đột ngột như vừa qua, thưa ông?
Theo tôi, tốt nhất là phải có một lộ trình, có nguyên tắc, tránh làm theo kiểu giật cục.
Theo nguyên tắc thì chính sách phải tạo ra tính dự báo được tình hình để cho người dân có sự chuẩn bị, điều chỉnh. Lẽ ra, nên có sự thông báo trước cho người dân theo tinh thần là: nếu xăng dầu thế giới tăng đến mức cụ thể nào đấy thì giá trong nước sẽ điều chỉnh tăng ở mức cụ thể tương ứng.
Đáng tiếc là đợt tăng giá hôm 21/7 là chưa làm được điều này, nên đã gây nên khá nhiều những ý kiến phản hồi từ nhân dân, doanh nghiệp.
Chính phủ khẳng định, tăng giá xăng dầu là để giảm gánh nặng bù lỗ. Nhưng nếu so sánh mục tiêu này với một cơn “bão giá” mới thì việc nào nên được cân nhắc hơn, thưa ông?
Khi quyết định tăng giá xăng dầu thì chắc chắn Chính phủ không cho rằng sẽ có sự đảo lộn của nền kinh tế. Tuy nhiên, tôi nghĩ có một điều mà chúng ta cần phải chuẩn bị tư tưởng trước, đó là sẽ có một đợt tăng giá mới.
Đó là khuyến nghị của chuyên gia kinh tế cao cấp - TS. Lê Đăng Doanh, khi ông bình luận về đợt tăng giá xăng dầu vừa qua.
Ông Doanh nói:
- Không chỉ cá nhân tôi mà có khá nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng khá bất ngờ về mức tăng giá tới 30% đối với xăng dầu. Đây là một mức tăng cao so với khả năng chi trả và mặt bằng thu nhập của đại bộ phận người dân hiện nay.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là việc tăng giá tới 30% này nhất định sẽ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian tới, mà theo dự đoán của tôi sẽ khiến cho CPI tăng thêm khoảng 1,5%, chứ không chỉ là 0,6 hay 0,7% như một số bộ, ngành dự báo.
Cũng chính từ việc tăng giá xăng dầu này nên chắc chắn trong thời gian tới, khá nhiều ngành như: vận tải, dệt may, đánh bắt thủy sản… sẽ là “nạn nhân” của đợt tăng giá này.
Những nhóm ngành này trong thời gian tới sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể đương đầu với chi phí tăng cao. Nhưng tôi không tin là một mình họ có thể vượt qua được những khó khăn và có thể tự bù đắp được do tác động của giá xăng dầu tăng cao.
Chính vì vậy, theo tôi, Chính phủ cũng như chính quyền địa phương nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn này. Tôi cho rằng, ảnh hưởng của tăng giá xăng lần này sẽ là không nhỏ nên Chính phủ cần phải xem xét một cách thận trọng, thấu đáo, không thể để doanh nghiệp tự gánh vác một mình được, bởi các nước khác họ đều có sự hỗ trợ hết.
Còn nếu chỉ vì tăng giá xăng mà đánh bắt thủy sản phải đình lại, dệt may không xuất khẩu được… thì đây quả là một điều hết sức đáng tiếc.
Nhưng các nhà quản lý tỏ ra khá tự tin trong kiềm chế lạm phát sau đợt tăng giá xăng dầu lần này, thưa ông?
Tôi xin không bình luận gì về tính tự tin hay không tự tin trong điều hành kinh tế vĩ mô. Tôi chỉ muốn nói một điều là chắc chắn tăng giá xăng dầu lần này sẽ ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, nên cần phải xem xét thận trọng và tỉnh táo.
Tôi ủng hộ việc phải có điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường. Điều này là cần thiết và mọi người dân cũng nên biết để thông cảm đối với những quyết sách của Chính phủ. Trước những diễn biến phức tạp của giá thị trường thế giới thì người dân và doanh nghiệp tất yếu sẽ phải chịu sức ép, chứ chúng ta không thể là một ốc đảo và ở đó mọi người thoải mái dùng xăng dầu giá rẻ được.
Tuy nhiên, điều này cần phải được thực hiện theo một mức độ nhất định, có trọng tâm trọng điểm và có sự giúp đỡ đối với những doanh nghiệp chịu tác động rõ mạnh nhất.
Có ý kiến cho rằng, mỗi đợt tăng giá xăng dầu thì Chính phủ cũng nên có thông báo trước cho người dân chứ không nên tiến hành một cách đột ngột như vừa qua, thưa ông?
Theo tôi, tốt nhất là phải có một lộ trình, có nguyên tắc, tránh làm theo kiểu giật cục.
Theo nguyên tắc thì chính sách phải tạo ra tính dự báo được tình hình để cho người dân có sự chuẩn bị, điều chỉnh. Lẽ ra, nên có sự thông báo trước cho người dân theo tinh thần là: nếu xăng dầu thế giới tăng đến mức cụ thể nào đấy thì giá trong nước sẽ điều chỉnh tăng ở mức cụ thể tương ứng.
Đáng tiếc là đợt tăng giá hôm 21/7 là chưa làm được điều này, nên đã gây nên khá nhiều những ý kiến phản hồi từ nhân dân, doanh nghiệp.
Chính phủ khẳng định, tăng giá xăng dầu là để giảm gánh nặng bù lỗ. Nhưng nếu so sánh mục tiêu này với một cơn “bão giá” mới thì việc nào nên được cân nhắc hơn, thưa ông?
Khi quyết định tăng giá xăng dầu thì chắc chắn Chính phủ không cho rằng sẽ có sự đảo lộn của nền kinh tế. Tuy nhiên, tôi nghĩ có một điều mà chúng ta cần phải chuẩn bị tư tưởng trước, đó là sẽ có một đợt tăng giá mới.