Hết xe điện đến rượu, căng thẳng thương mại Trung Quốc -châu Âu leo thang

Bình Minh
Chia sẻ

Trung Quốc đang mở một cuộc điều tra về giá rượu brandy nhập khẩu từ châu Âu, sau khi châu Âu có một loạt biện pháp cứng rắn với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc...

Một quầy rượu mạnh tại một hội chợ ở Hải Nam, Trung Quốc, tháng 12/2023 - Ảnh: Getty/CNN.
Một quầy rượu mạnh tại một hội chợ ở Hải Nam, Trung Quốc, tháng 12/2023 - Ảnh: Getty/CNN.

Trung Quốc đang mở một cuộc điều tra về giá rượu brandy nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) - động thái được coi là nhằm trả đũa việc châu Âu mở cuộc điều tra nhằm vào ô tô điện giá rẻ nhập khẩu ồ ạt vào thị trường khu vực này.

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Sáu tuyên bố mở cuộc điều tra chống bán phá giá theo đề nghị của các nhà sản xuất rượu trong nước, với mục tiêu là rượu brandy nhập khẩu từ EU vào Trung Quốc

Trong một tuyên bố sau động thái của Bắc Kinh, người phát ngôn về thương mại của Ủy ban châu Âu (EC), ông Olof Gill, cho biết cơ quan này đang đánh giá các tài liệu do nhà chức trách Trung Quốc cung cấp và sẽ hỗ trợ công tác điều tra của nước này thông qua “phối hợp chặt chẽ” với các công ty sản xuất rượu trong EU.

Trung Quốc là một thị trường quan trọng đối với các nhà sản xuất rượu brandy châu Âu, và đó là lý do vì sao tin về việc Trung Quốc mở điều tra đã khiến giá cổ phiếu của các công ty hàng tiêu dùng xa xỉ của châu Âu giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu vừa rồi.

Bà Agatha Kratz, Giám đốc công ty nghiên cứu thị trường Rhodium Group, nói rằng phần lớn các công ty có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc điều tra của Trung Quốc là các hãng rượu cognac của Pháp. “Trung Quốc đã trở thành một thị trường lớn của rượu mạnh, nhất là các doanh nghiệp rượu mạnh của Pháp. Trong vòng 10 năm, Trung Quốc đã trở thành một trong những nguồn doanh thu và động lực tăng trưởng chủ chốt của các công ty này”, bà Kratz nói với hãng tin CNN.

Cổ phiếu Pernod Ricard niêm yết tại thị trường Paris giảm gần 4% trong phiên ngày thứ Sáu. Đây là công ty sở hữu Martell, một thương hiệu rượu cognac đã hơn 300 năm tuổi. Cổ phiếu Remy Cointreau giảm hơn 11%, trong khi cổ phiếu tập đoàn LVMH - chủ sở hữu thương hiệu rượu cognac Hennessy, giảm 1%.

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc rốt cục có thể áp thuế quan lên rượu brandy Pháp nhập khẩu, tương tự như đã làm với rượu vang Australia vào năm 2020 sau một cuộc điều tra chống bán phá giá. Thuế quan của Trung Quốc đã khiến nhiều nhà xuất khẩu rượu vang Australia điêu đứng.

Chuyên gia Kratz của Rhodium Group tin rằng động thái của Trung Quốc là để trả đũa việc Pháp ủng hộ mạnh mẽ cuộc điều tra của EU đối với các hành vi thương mại bị nghi là chống cạnh tranh của Trung Quốc. “Nhiều công ty Pháp vào cuối năm vừa rồi có nói với chúng tôi rằng họ vẫn chưa nhận thấy có bất kỳ sự trả đũa nào và họ cảm thấy ổn”, bà cho biết, và nói thêm rằng việc Trung Quốc mở cuộc điều tra “dội một gáo nước lạnh” vào ngành công nghiệp rượu mạnh của Pháp.

Hồi tháng 9, EC tuyên bố mở một cuộc điều tra nhằm làm sáng tỏ nghi vấn Trung Quốc sử dụng “trợ cấp nhà nước quy mô lớn” để giữ giá xe điện xuất khẩu ở nước này thấp hơn so với giá trị thật. “Thị trường toàn cầu giờ đây đang tràn ngập ô tô điện Trung Quốc giá rẻ. Điều này bóp méo thị trường của chúng ta”, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen phát biểu vào thời điểm đó.

Trong những tháng gần đây, châu Âu đã hành xử mạnh tay với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Hồi tháng 11, EC áp thuế quan tạm thời lên tới 24% đối với một số sản phẩm nhựa nhất định nhập khẩu từ Trung Quốc sau một cuộc điều tra chống bán phá giá.

Tiếp đó vào tháng 12, EU mở một cuộc điều tra chống bán phá giá khác nhằm vào nhiên liệu sinh học nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi các nhà sản xuất châu Âu phàn nàn rằng sản phẩm từ Trung Quốc “gây tổn hại nghiêm trọng” đến hoạt động kinh doanh của họ.  

“Chúng tôi dự báo năm 2024 sẽ là một năm khá căng thẳng trong quan hệ EU-Trung Quốc, và chúng tôi cho rằng EC có thể mở thêm các cuộc điều tra nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu nhất định của Trung Quốc”, bà Kratz nói.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con