Học phí mới: “Chi phí học tập không quá 6% thu nhập gia đình”
Trao đổi với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân về đề án học phí mới
Đề án học phí mới đã được Chính phủ thông qua, đang chờ trình Bộ Chính trị quyết định. Nếu được đồng ý, học phí mới sẽ áp dụng từ học kỳ 2 năm nay hoặc đầu năm học 2009-2010.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân về đề án này.
Học phí cũ không còn phù hợp nữa
Hiện cả nước vẫn còn tới khoảng 15% hộ nghèo, Vậy đề án học phí mới sẽ được tính toán thế nào đối với học sinh, sinh viên nghèo không, thưa ông?
Thực tế, học phí cũ đã thực hiện 10 năm và không còn phù hợp nữa, cho nên phải có khung học phí mới. Đề án học phí mới xây dựng theo nguyên tắc, mức học phí và các chi phí học tập hợp lý khác của gia đình cho con em đi học mầm non và phổ thông không vượt quá 6% thu nhập bình quân của gia đình.
Với dạy nghề, trung cấp, đại học, cao đẳng từng bước phải đảm bảo chi thường xuyên của các nhóm ngành, tiến tới đảm bảo chi phí đào tạo. Tăng học phí nhưng sẽ kèm theo một loại các chính sách cơ chế tài chính hỗ trợ người nghèo, đảm bảo tất cả người nghèo đều được đi học.
Cụ thể, thực hiện miễn học phí đối với học sinh tiểu học, học sinh thuộc diện chính sách, hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời giảm cho các đối tượng cận nghèo.
Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ chi phí học tập. Hiện nay chương trình 135 giai đoạn 2 đã có hỗ trợ, đơn cử như học sinh mẫu giáo ở thôn bản hỗ trợ 70.000 đồng/tháng, học sinh trường trung học ở xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 140.000 đồng/tháng, các chính sách này vẫn tiếp tục được thực hiện.
Mặt khác, Quỹ tín dụng học sinh, sinh viên qua hệ thống vay của Ngân hàng Chính sách hoạt động rất hiệu quả, năm vừa qua đã cho hơn 754.000 học sinh sinh viên vay với số tiền là 5.292 tỷ đồng, phấn đấu 30% học sinh sinh viên được vay vốn đi học.
Thưa ông, mức học phí bậc cao đẳng và đại học sẽ có thay đổi như thế nào?
Học phí đào tạo sẽ chia theo 7 nhóm ngành đào tạo. Hiện nay mức trần là 180.000 đồng, đề án mới sẽ cao hơn. Với đại học, học phí phải gắn liền với chi phí đào tạo, nhưng ngành có chi phí cao dứt khoát phải có học phí cao. Có những ngành Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư. Cao nhất là nhóm ngành y dược, nhưng phải tính toán thêm.
Đối với sinh viên sư phạm, bỏ chế độ miễn học phí nhưng sẽ thực hiện chính sách tín dụng sinh viên. Khi ra trường, nếu đi dạy học ít nhất 5 năm (đối với đại học, cao đẳng) và 3 năm (đối với trung cấp chuyên nghiệp) thì Nhà nước sẽ xoá nợ, cả gốc và lãi phần chi trả cho học phí.
Sử dụng học phí phải công khai
Ông nghĩ sao khi đề án học phí mới chưa thông qua nhưng hầu hết các trường ngoài công lập ngay từ đầu năm học này đã tăng học phí?
Đối với các trường ngoài công lập, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, học phí là một nguồn lực đóng vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là một nguồn chính, để các trường hoạt động và tiếp tục đầu tư phát triển.
Trong bối cảnh giá cả biến động, các chi phí đều tăng như hiện nay, xu hướng tăng học phí của các trường ngoài công lập vào đầu năm học mới này là điều có thể hiểu được. Nhưng thu ở mức nào, tăng bao nhiêu, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đều phải cân nhắc kỹ lưỡng. Khi xác định mức học phí các trường nên xem xét trong bối cảnh rất nhiều thứ đã tăng giá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Đồng thời, mức học phí phải tương xứng với kinh phí đầu tư cho hoạt động và chất lượng đào tạo của trường để người học có thể chấp nhận được.
Nhưng thưa ông, thật khó cho người học bởi họ sẽ lấy thông tin ở đâu để đảm bảo rằng, học phí họ nộp sẽ tương xứng với chất lượng đào tạo?
Các trường ngoài công lập không được sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước nên phải thu học phí cao hơn công lập. Thu học phí bao nhiêu phụ thuộc nhiều vào mức chi. Khi xác định chi phí đào tạo phải trong các điều kiện cụ thể của từng trường. Một lẽ đương nhiên, nếu một trường xác định mức học phí cao, không tương xứng với chất lượng đào tạo sẽ không thể thu hút được người học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đều tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các trường và có báo cáo chi tiết về tình hình hoạt động mọi mặt của các trường ngoài công lập. Các trường cùng với việc thu học phí phải thực hiện công khai việc sử dụng tiền học phí nói riêng và nguồn tài chính của trường nói chung.
Theo luật và các quy định liên quan khác, các trường dân lập, trường tư thục bắt buộc phải thực hiện chế độ công khai tài chính. Không thể để người học đóng tiền trường thu mà không biết sử dụng như thế nào.
Ngay từ năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc các cơ sở đào tạo thực hiện “ba công khai”, trong đó nhất thiết phải có sự công khai với người học về việc sử dụng nguồn học phí.
Các trường sẽ bắt buộc phải công khai các điều kiện để thực hiện đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để đảm bảo đào tạo công khai sử dụng nguồn thu, chất lượng đào tạo. Sẽ xây dựng một trang web đưa công khai toàn bộ thông tin của các trường lên để cung cấp thông tin cho người dân, người học có thể tham khảo, chọn trường.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân về đề án này.
Học phí cũ không còn phù hợp nữa
Hiện cả nước vẫn còn tới khoảng 15% hộ nghèo, Vậy đề án học phí mới sẽ được tính toán thế nào đối với học sinh, sinh viên nghèo không, thưa ông?
Thực tế, học phí cũ đã thực hiện 10 năm và không còn phù hợp nữa, cho nên phải có khung học phí mới. Đề án học phí mới xây dựng theo nguyên tắc, mức học phí và các chi phí học tập hợp lý khác của gia đình cho con em đi học mầm non và phổ thông không vượt quá 6% thu nhập bình quân của gia đình.
Với dạy nghề, trung cấp, đại học, cao đẳng từng bước phải đảm bảo chi thường xuyên của các nhóm ngành, tiến tới đảm bảo chi phí đào tạo. Tăng học phí nhưng sẽ kèm theo một loại các chính sách cơ chế tài chính hỗ trợ người nghèo, đảm bảo tất cả người nghèo đều được đi học.
Cụ thể, thực hiện miễn học phí đối với học sinh tiểu học, học sinh thuộc diện chính sách, hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời giảm cho các đối tượng cận nghèo.
Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ chi phí học tập. Hiện nay chương trình 135 giai đoạn 2 đã có hỗ trợ, đơn cử như học sinh mẫu giáo ở thôn bản hỗ trợ 70.000 đồng/tháng, học sinh trường trung học ở xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 140.000 đồng/tháng, các chính sách này vẫn tiếp tục được thực hiện.
Mặt khác, Quỹ tín dụng học sinh, sinh viên qua hệ thống vay của Ngân hàng Chính sách hoạt động rất hiệu quả, năm vừa qua đã cho hơn 754.000 học sinh sinh viên vay với số tiền là 5.292 tỷ đồng, phấn đấu 30% học sinh sinh viên được vay vốn đi học.
Thưa ông, mức học phí bậc cao đẳng và đại học sẽ có thay đổi như thế nào?
Học phí đào tạo sẽ chia theo 7 nhóm ngành đào tạo. Hiện nay mức trần là 180.000 đồng, đề án mới sẽ cao hơn. Với đại học, học phí phải gắn liền với chi phí đào tạo, nhưng ngành có chi phí cao dứt khoát phải có học phí cao. Có những ngành Nhà nước sẽ ưu tiên đầu tư. Cao nhất là nhóm ngành y dược, nhưng phải tính toán thêm.
Đối với sinh viên sư phạm, bỏ chế độ miễn học phí nhưng sẽ thực hiện chính sách tín dụng sinh viên. Khi ra trường, nếu đi dạy học ít nhất 5 năm (đối với đại học, cao đẳng) và 3 năm (đối với trung cấp chuyên nghiệp) thì Nhà nước sẽ xoá nợ, cả gốc và lãi phần chi trả cho học phí.
Sử dụng học phí phải công khai
Ông nghĩ sao khi đề án học phí mới chưa thông qua nhưng hầu hết các trường ngoài công lập ngay từ đầu năm học này đã tăng học phí?
Đối với các trường ngoài công lập, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, tự cân đối thu chi, học phí là một nguồn lực đóng vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là một nguồn chính, để các trường hoạt động và tiếp tục đầu tư phát triển.
Trong bối cảnh giá cả biến động, các chi phí đều tăng như hiện nay, xu hướng tăng học phí của các trường ngoài công lập vào đầu năm học mới này là điều có thể hiểu được. Nhưng thu ở mức nào, tăng bao nhiêu, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đều phải cân nhắc kỹ lưỡng. Khi xác định mức học phí các trường nên xem xét trong bối cảnh rất nhiều thứ đã tăng giá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Đồng thời, mức học phí phải tương xứng với kinh phí đầu tư cho hoạt động và chất lượng đào tạo của trường để người học có thể chấp nhận được.
Nhưng thưa ông, thật khó cho người học bởi họ sẽ lấy thông tin ở đâu để đảm bảo rằng, học phí họ nộp sẽ tương xứng với chất lượng đào tạo?
Các trường ngoài công lập không được sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước nên phải thu học phí cao hơn công lập. Thu học phí bao nhiêu phụ thuộc nhiều vào mức chi. Khi xác định chi phí đào tạo phải trong các điều kiện cụ thể của từng trường. Một lẽ đương nhiên, nếu một trường xác định mức học phí cao, không tương xứng với chất lượng đào tạo sẽ không thể thu hút được người học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm đều tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của các trường và có báo cáo chi tiết về tình hình hoạt động mọi mặt của các trường ngoài công lập. Các trường cùng với việc thu học phí phải thực hiện công khai việc sử dụng tiền học phí nói riêng và nguồn tài chính của trường nói chung.
Theo luật và các quy định liên quan khác, các trường dân lập, trường tư thục bắt buộc phải thực hiện chế độ công khai tài chính. Không thể để người học đóng tiền trường thu mà không biết sử dụng như thế nào.
Ngay từ năm học mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc các cơ sở đào tạo thực hiện “ba công khai”, trong đó nhất thiết phải có sự công khai với người học về việc sử dụng nguồn học phí.
Các trường sẽ bắt buộc phải công khai các điều kiện để thực hiện đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để đảm bảo đào tạo công khai sử dụng nguồn thu, chất lượng đào tạo. Sẽ xây dựng một trang web đưa công khai toàn bộ thông tin của các trường lên để cung cấp thông tin cho người dân, người học có thể tham khảo, chọn trường.