Khách quốc tế đến Hàn Quốc không còn để mua sắm

Tường Bách
Chia sẻ

Lượng khách nước ngoài đến thăm Hàn Quốc trong quý 1/2024 đạt 3,403 triệu lượt người, phục hồi 88,6% so với cùng kỳ năm 2019 và lượng khách du lịch đến thăm Hàn Quốc trong tháng trước đã phục hồi lên 97,1%...

Ảnh: Daily Sabah
Ảnh: Daily Sabah

Theo Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO), trong quý đầu tiên, đã có hơn 1,015 triệu lượt khách Trung Quốc đến thăm Hàn Quốc. Nhật Bản là quốc gia có số lượng khách đến Hàn Quốc đông thứ 2 trong quý 1 với 666.000 du khách. Điều này được giải thích là do ảnh hưởng của việc cầu thủ bóng chày Shohei Ohtani đã xuất hiện trong trận mở màn giải bóng chày nhà nghề Mỹ (MLB) tại Seoul. Các thị trường mới nổi như châu Mỹ và châu Âu cũng cho thấy mức tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo Hệ thống Thống kê Kinh tế của Ngân hàng Hàn Quốc, nước này đã ghi nhận mức thâm hụt du lịch lên đến 3,9 tỷ USD trong quý 1/2024. Đây là mức thâm hụt du lịch lớn thứ hai sau quý 3/2018, với mức thiệt hại khi đó là 4,17 tỷ USD. Tình trạng này là do số lượng du khách Hàn Quốc ra nước ngoài đang vượt xa số lượng khách nước ngoài đến Hàn Quốc sau đại dịch.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cung cấp thông tin cho tờ The Korea Herald, đã có 7,42 triệu du khách Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài trong quý đầu năm 2024, phục hồi tới 94,4% so với tổng số ghi nhận trong quý 1/2019. Sự khác biệt trong tiêu dùng của khách du lịch Hàn Quốc và khách nước ngoài càng làm trầm trọng thêm vấn đề. Người Hàn Quốc đã chi 7,44 tỷ USD khi đi du lịch nước ngoài trong quý 1/2024, giảm 7,2% so với quý 1/2019. Trong khi đó, số tiền mà khách du lịch nước ngoài chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ tại Hàn Quốc chỉ vào khoảng 3,54 tỷ USD, giảm 29% so với mức 4,99 tỷ USD trước đại dịch.

Tình trạng này là do số lượng du khách Hàn Quốc ra nước ngoài đang vượt xa số lượng khách nước ngoài đến Hàn Quốc từ sau đại dịch.
Tình trạng này là do số lượng du khách Hàn Quốc ra nước ngoài đang vượt xa số lượng khách nước ngoài đến Hàn Quốc từ sau đại dịch.

Điều này cho thấy mức tiêu dùng của khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc đang giảm mạnh; chủ yếu là do lượng khách Trung Quốc, đặc biệt là khách du lịch theo đoàn, không quay trở lại với tỷ lệ tương đương. Hơn nữa, khách du lịch ngày nay có xu hướng ưu tiên cho các trải nghiệm như cắm trại, xem hoà nhạc, tham quan check-in… thay vì là mua sắm.

Theo Viện Văn hóa và Du lịch Hàn Quốc, tỷ lệ khách Trung Quốc coi mua sắm là một yếu tố hàng đầu khi chọn Hàn Quốc làm điểm đến du lịch đã giảm từ 72,5% vào năm 2019 xuống còn 49,5% vào năm ngoái. Mặc dù mua sắm từng là mục đích du lịch chính của 95,1% tổng số khách Trung Quốc đến Hàn Quốc vào năm 2019, nhưng con số này đã giảm xuống còn 68,2% vào năm 2023.

Ngành hàng miễn thuế của Hàn Quốc cũng ghi nhận khoản lỗ hoạt động hoặc giảm lợi nhuận trong quý đầu tiên dù lượng khách du lịch tăng. “Khách du lịch nước ngoài, những người trước đây thường xuyên ghé thăm các địa điểm mua sắm, hiện đang ưu tiên cho trải nghiệm nhiều hơn, đặc biệt là khi ngày càng nhiều người trong số họ đi du lịch một mình”, Lee Hoon, giáo sư tại Khoa Du lịch của Đại học Hanyang nhận xét.

Bên cạnh đó, gần 90% đơn phản ánh của du khách quốc tế tới KTO liên quan đến mua sắm đắt đỏ và bị chặt chém khi đi taxi. Trung tâm Khiếu nại du lịch của KTO đã nhận 902 đơn khiếu nại vào năm ngoái, tăng hơn 3 lần so với năm 2022 với 288 đơn. Trong đó có 808 đơn của du khách quốc tế, chiếm gần 90%. Nội dung khiếu nại nhiều nhất liên quan đến mua sắm, việc hoàn thuế cũng như chính sách hậu mãi, đổi hàng.

Khách du lịch ngày nay có xu hướng ưu tiên cho các trải nghiệm như cắm trại, xem hoà nhạc, tham quan check-in… thay vì là mua sắm.
Khách du lịch ngày nay có xu hướng ưu tiên cho các trải nghiệm như cắm trại, xem hoà nhạc, tham quan check-in… thay vì là mua sắm.

Từ đó, chính quyền thành phố Seoul đã tiến hành cuộc khảo sát toàn diện về các gói du lịch Seoul được cung cấp tại thị trường Trung Quốc, nơi chiếm phần lớn lượng du khách đến Hàn Quốc. Kết quả cho thấy, trong số 3.097 gói du lịch Seoul được bán trên 4 nền tảng trực tuyến lớn ở Trung Quốc, thì có đến 85% số gói bị nghi ngờ quảng bá cho các tour bán phá giá, vì các gói này có giá bán thấp hơn tổng giá vé máy bay và chi phí lưu trú.

Thông thường, các chuyến tham quan này sử dụng hướng dẫn viên không đủ tiêu chuẩn hoặc trả thù lao cho hướng dẫn viên bằng tiền hoa hồng liên quan đến mua sắm thay vì tiền lương. Các địa điểm mua sắm được ghé thăm thường xuyên nhất thông qua các sản phẩm du lịch này là cửa hàng miễn thuế và cửa hàng lưu niệm. Đáng chú ý, ngày càng nhiều khách du lịch phàn nàn về tình trạng này, đặc biệt liên quan đến giá thực phẩm chức năng bán quá cao tại các cửa hàng.

Để giải quyết vấn đề này, chính quyền thành phố Seoul có kế hoạch nỗ lực toàn diện trong việc quản lý chất lượng du lịch bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt và và có các chế tài đối với các hành vi không công bằng. Chính quyền thành phố Seoul đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc hợp tác ngăn chặn các công ty du lịch, đặc biệt là những công ty nhắm đến các nhóm du lịch người nước ngoài nhằm phân phối các tour như vậy.

Mới đây, KTO và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng đã cam kết hợp tác với chính quyền địa phương để cải thiện dịch vụ du lịch, tạo thuận tiện cho khách cũng như thúc đẩy du lịch trong từng khu vực. KTO cho biết thường xuyên kiểm tra các điểm du lịch lớn để theo dõi tình trạng bán giá cao cho khách như tại các lễ hội văn hóa. Chính quyền cũng cam kết thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn với hành vi lừa đảo của lái xe taxi.

Gần 90% đơn phản ánh của du khách quốc tế tới KTO liên quan đến mua sắm đắt đỏ và bị chặt chém khi đi taxi.
Gần 90% đơn phản ánh của du khách quốc tế tới KTO liên quan đến mua sắm đắt đỏ và bị chặt chém khi đi taxi.

Đồng thời, thành phố Seoul của Hàn Quốc từ tháng 7 tới sẽ triển khai thẻ giao thông phức hợp trọn gói dành cho du khách tham quan ngắn hạn. Theo đó, giá của mỗi thẻ dự kiến được ấn định ở mức khoảng 20.000 won (14,57 USD) sử dụng không giới hạn trong 5 ngày. Thẻ sẽ có giá trị sử dụng trong 1 tháng. Khách hàng được phép sử dụng tất cả các tuyến xe buýt và tàu điện ngầm ở Seoul, cùng với dịch vụ xe đạp công cộng Ttareungyi của thành phố.

Chính quyền thành phố Seoul cho biết dự án phát hành thẻ giao thông phức hợp lấy cảm hứng từ các hệ thống thành công ở những nước tiên tiến, nhằm mục đích nâng cao sự thuận tiện cho khách du lịch. Việc phát hành thẻ sẽ giảm bớt những bất tiện liên quan đến giao thông và giảm gánh nặng chi phí giao thông công cộng, làm cho giao thông công cộng trở nên dễ tiếp cận và thuận tiện hơn cho du khách.

 

Số liệu từ Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) công bố cho thấy Việt Nam là thị trường khách quốc tế lớn nhất Đông Nam Á tại Hàn Quốc trong 4 tháng đầu năm 2024. Tính đến hết tháng 4, Hàn Quốc đón hơn 167.000 lượt khách Việt, phục hồi 97% so với cùng kỳ 2019.

Ngược lại, khách Hàn cũng được coi là khách quốc tế du lịch Việt Nam đông nhất sau dịch, chiếm gần 30%. 4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đón 1,6 triệu lượt khách Hàn Quốc, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con