“Không nên để lợi ích nhóm chi phối công ty mua bán nợ quốc gia”
Nếu có sự can thiệp của các nhóm lợi ích, công ty mua bán nợ xấu rất dễ rơi vào tình trạng mua nợ xấu giá cao
“Tôi đánh giá cao sự dũng cảm khi công bố tỷ lệ nợ xấu và coi đây thể hiện sự quyết tâm giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng”, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC, ông Sumit Dutta bày tỏ quan điểm về việc thành lập công ty mua bán nợ quốc gia (AMC).
Ông nói:
- Hiện tại vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không chỉ còn là mối quan tâm và vấn đề nóng hổi trong nước mà còn được thảo luận bởi các nhà đầu tư và báo chí nước ngoài.
Thực tế chúng ta đã thấy các biện pháp vĩ mô đã được đưa ra, cắt giảm lãi suất chính sách, giảm trần lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay... nhưng vốn vẫn không tới được sản xuất kinh doanh.
Theo nghiên cứu của khối Nghiên cứu kinh tế Ngân hàng HSBC, các doanh nghiệp không còn tài sản cầm cố để thế chấp và nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến ngân hàng không thể tiếp tục cho doanh nghiệp vay. Vấn đề cấp thiết đặt ra là bằng một cách nào đó phải giải quyết tình trạng này và khơi thông dòng tín dụng trong hệ thống. Ngày 7/5/2012 trong kỳ họp Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã công bố tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống khoảng 10%.
Tôi đánh giá cao sự dũng cảm khi công bố tỷ lệ nợ xấu và coi đây thể hiện sự quyết tâm giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là phối hợp với các bộ ngành để thành lập AMC, góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó có lượng vốn cần thiết để cho vay.
Với kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu từ các nước trong khu vực và trên thế giới, tôi cho rằng nếu AMC theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước được thành lập thì công ty đó nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhóm lợi ích nào.
Nếu có sự can thiệp của các nhóm lợi ích, AMC rất dễ rơi vào tình trạng mua nợ xấu ở giá cao hơn rất nhiều giá thị trường nhằm giúp nhóm lợi ích chuyển nợ xấu đi. Bên cạnh đó, cũng cần có những cam kết hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ cho công ty này. Bởi, vốn là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động, đến việc chia sẻ lỗ giữa các bên và sự phát triển của thị trường trái phiếu.
Thông thường, Chính phủ các nước sẽ cấp vốn trực tiếp từ ngân sách. Nếu AMC phải phát hành trái phiếu trực tiếp, Chính phủ cần đứng ra bảo lãnh trái phiếu này để tăng sức mạnh tài chính của AMC và của ngân hàng nắm giữ trái phiếu này. Các AMC cũng thường được cấp một thẩm quyền đặc biệt để thực thi hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ, một số AMC có quyền tịch thu tài sản của con nợ không chịu hợp tác mà không cần đến phán quyết của toà án.
Ngoài ra, khi thành lập AMC để giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam hiện nay cần lưu ý đến những điểm sau:
Một là thị trường vốn hoạt động hiệu quả: Một thị trường vốn họat động hiệu quả sẽ hỗ trợ việc bán tài sản. Ngoài ra, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua tài sản từ các AMC sẽ đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu đặc biệt khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển.
Hai là thẩm quyền rõ ràng của AMC: AMC cần phải có mục tiêu và quy trình rõ ràng cho hoạt động của mình như loại tài sản sẽ mua, phương pháp xử lý nợ.
Ba là thời hạn hoạt động của AMC: Thời gian hoạt động của AMC không thể quá dài để tránh trường hợp AMC vẫn giữ nợ xấu trong một thời gian dài do sợ phải bán lỗ. Ngoài ra, thị trường sẽ có thể kiểm chứng hiệu quả hoạt động của AMC. Thông thường các AMC có thời gian hoạt động từ 5 – 12 năm.
Bốn là cơ chế quản trị phù hợp: một cơ chế quản trị phù hợp của AMC hết sức quan trọng để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của xã hội và việc giải quyết nợ xấu nhanh chóng. Thông thường AMC sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ Tài chính hoặc cả hai. AMC cần phải có một hệ thống quản trị nội bộ hiệu quả, sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả họat động cần được kiểm toán thường xuyên bởi một công ty kiểm toán độc lập.
Năm là sự minh bạch: AMC cần công bố báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán hàng năm ra thị trường. Các thông tin công bố cần phải rõ ràng và dễ hiểu cho thị trường và đại chúng.
Sáu là giá mua nợ xấu hợp lý: có hai cách được áp dụng trong khu vực: mua nợ xấu theo giá trị sổ sách hoặc theo giá thị trường. Nợ nên được mua bán theo giá thị trường đặc biệt cho các ngân hàng cổ phần vì sẽ không tạo nên tiền lệ xấu cho thị trường và giảm chi phí cho người đóng thuế.
Bảy là giải quyết nợ xấu nhanh: sau khi mua nợ xấu, AMC phải tập trung giải quyết nợ xấu này thông qua nhiều cách khác nhau bao gồm bán nợ xấu ra thị trường càng nhanh càng tốt, tái cơ cấu nợ và con nợ hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
Ông nói:
- Hiện tại vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không chỉ còn là mối quan tâm và vấn đề nóng hổi trong nước mà còn được thảo luận bởi các nhà đầu tư và báo chí nước ngoài.
Thực tế chúng ta đã thấy các biện pháp vĩ mô đã được đưa ra, cắt giảm lãi suất chính sách, giảm trần lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay... nhưng vốn vẫn không tới được sản xuất kinh doanh.
Theo nghiên cứu của khối Nghiên cứu kinh tế Ngân hàng HSBC, các doanh nghiệp không còn tài sản cầm cố để thế chấp và nợ xấu là một trong những nguyên nhân khiến ngân hàng không thể tiếp tục cho doanh nghiệp vay. Vấn đề cấp thiết đặt ra là bằng một cách nào đó phải giải quyết tình trạng này và khơi thông dòng tín dụng trong hệ thống. Ngày 7/5/2012 trong kỳ họp Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã công bố tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ hệ thống khoảng 10%.
Tôi đánh giá cao sự dũng cảm khi công bố tỷ lệ nợ xấu và coi đây thể hiện sự quyết tâm giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là phối hợp với các bộ ngành để thành lập AMC, góp phần xử lý khoảng trên dưới 100.000 tỷ đồng nợ xấu của hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng, trên cơ sở đó có lượng vốn cần thiết để cho vay.
Với kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu từ các nước trong khu vực và trên thế giới, tôi cho rằng nếu AMC theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước được thành lập thì công ty đó nên hoạt động độc lập và không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhóm lợi ích nào.
Nếu có sự can thiệp của các nhóm lợi ích, AMC rất dễ rơi vào tình trạng mua nợ xấu ở giá cao hơn rất nhiều giá thị trường nhằm giúp nhóm lợi ích chuyển nợ xấu đi. Bên cạnh đó, cũng cần có những cam kết hỗ trợ về mặt tài chính của Chính phủ cho công ty này. Bởi, vốn là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động, đến việc chia sẻ lỗ giữa các bên và sự phát triển của thị trường trái phiếu.
Thông thường, Chính phủ các nước sẽ cấp vốn trực tiếp từ ngân sách. Nếu AMC phải phát hành trái phiếu trực tiếp, Chính phủ cần đứng ra bảo lãnh trái phiếu này để tăng sức mạnh tài chính của AMC và của ngân hàng nắm giữ trái phiếu này. Các AMC cũng thường được cấp một thẩm quyền đặc biệt để thực thi hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ, một số AMC có quyền tịch thu tài sản của con nợ không chịu hợp tác mà không cần đến phán quyết của toà án.
Ngoài ra, khi thành lập AMC để giải quyết vấn đề nợ xấu ngân hàng tại Việt Nam hiện nay cần lưu ý đến những điểm sau:
Một là thị trường vốn hoạt động hiệu quả: Một thị trường vốn họat động hiệu quả sẽ hỗ trợ việc bán tài sản. Ngoài ra, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua tài sản từ các AMC sẽ đẩy nhanh tốc độ giải quyết nợ xấu đặc biệt khi thị trường vốn trong nước chưa phát triển.
Hai là thẩm quyền rõ ràng của AMC: AMC cần phải có mục tiêu và quy trình rõ ràng cho hoạt động của mình như loại tài sản sẽ mua, phương pháp xử lý nợ.
Ba là thời hạn hoạt động của AMC: Thời gian hoạt động của AMC không thể quá dài để tránh trường hợp AMC vẫn giữ nợ xấu trong một thời gian dài do sợ phải bán lỗ. Ngoài ra, thị trường sẽ có thể kiểm chứng hiệu quả hoạt động của AMC. Thông thường các AMC có thời gian hoạt động từ 5 – 12 năm.
Bốn là cơ chế quản trị phù hợp: một cơ chế quản trị phù hợp của AMC hết sức quan trọng để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của xã hội và việc giải quyết nợ xấu nhanh chóng. Thông thường AMC sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ Tài chính hoặc cả hai. AMC cần phải có một hệ thống quản trị nội bộ hiệu quả, sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước và kết quả họat động cần được kiểm toán thường xuyên bởi một công ty kiểm toán độc lập.
Năm là sự minh bạch: AMC cần công bố báo cáo tài chính và kết quả kiểm toán hàng năm ra thị trường. Các thông tin công bố cần phải rõ ràng và dễ hiểu cho thị trường và đại chúng.
Sáu là giá mua nợ xấu hợp lý: có hai cách được áp dụng trong khu vực: mua nợ xấu theo giá trị sổ sách hoặc theo giá thị trường. Nợ nên được mua bán theo giá thị trường đặc biệt cho các ngân hàng cổ phần vì sẽ không tạo nên tiền lệ xấu cho thị trường và giảm chi phí cho người đóng thuế.
Bảy là giải quyết nợ xấu nhanh: sau khi mua nợ xấu, AMC phải tập trung giải quyết nợ xấu này thông qua nhiều cách khác nhau bao gồm bán nợ xấu ra thị trường càng nhanh càng tốt, tái cơ cấu nợ và con nợ hoặc kết hợp cả hai phương pháp.