Kiến nghị thu thuế xe của Việt kiều hồi hương
Cục Hải quan Tp.HCM kiến nghị xem xét thu thuế nhập khẩu đối với ôtô, xe máy là tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương
Cục Hải quan Tp.HCM vừa có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Tài chính xem xét thu thuế nhập khẩu đối với ôtô, xe máy là tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương.
Cơ quan này cho biết, lượng xe về nước theo diện tài sản của Việt kiều hồi hương là khá lớn, đặc biệt là đang có xu hướng tăng mạnh kể từ khi Thông tư 20 của Bộ Công Thương có hiệu lực.
Trong khi các loại xe nhập khẩu theo hợp đồng thương mại bị hạn chế bởi các quy định của Thông tư 20 thì xe của Việt kiều hồi hương không nằm trong diện điều chỉnh. Do không phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nên các loại xe này được hưởng lợi rất lớn so với xe nhập khẩu thông thường.
Ví dụ gần nhất là chiếc Bugatti Veyron đời 2008 vừa được đưa về Việt Nam vào tháng 2 năm nay theo diện tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương. Chiếc xe này xuất phát từ Mỹ và có giá khoảng 800.000 USD.
Tạm coi giá tính thuế của chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới này là 800.000 USD, nếu về Việt Nam theo dạng xe đã qua sử dụng nhập khẩu thông thường, số thuế nhập khẩu chủ xe phải trả sẽ là 591.000 USD. Số thuế này là kết quả của công thức tính thuế nhập khẩu ôtô chở người đã qua sử dụng có dung tích xi-lanh từ 2,5 lít trở lên, theo nội dung Quyết định 36 của Thủ tướng: thuế nhập khẩu = (800.000 x 72%) + 15.000 USD.
Như vậy, số tiền chênh lệch do không phải chịu thuế nhập khẩu mà xe về nước theo dạng tài sản của Việt kiều hồi hương được hưởng là rất lớn so với xe đã qua sử dụng nhập khẩu thông thường. Đó là chưa kể sau thuế nhập khẩu sẽ là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Vì vậy, theo Cục Hải quan Tp.HCM, việc áp thuế nhập khẩu đối với loại xe này là cần thiết nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ ôtô, xe máy nhập khẩu, tạo công bằng giữa các loại xe nhập khẩu đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Cơ quan này cho biết, lượng xe về nước theo diện tài sản của Việt kiều hồi hương là khá lớn, đặc biệt là đang có xu hướng tăng mạnh kể từ khi Thông tư 20 của Bộ Công Thương có hiệu lực.
Trong khi các loại xe nhập khẩu theo hợp đồng thương mại bị hạn chế bởi các quy định của Thông tư 20 thì xe của Việt kiều hồi hương không nằm trong diện điều chỉnh. Do không phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nên các loại xe này được hưởng lợi rất lớn so với xe nhập khẩu thông thường.
Ví dụ gần nhất là chiếc Bugatti Veyron đời 2008 vừa được đưa về Việt Nam vào tháng 2 năm nay theo diện tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương. Chiếc xe này xuất phát từ Mỹ và có giá khoảng 800.000 USD.
Tạm coi giá tính thuế của chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới này là 800.000 USD, nếu về Việt Nam theo dạng xe đã qua sử dụng nhập khẩu thông thường, số thuế nhập khẩu chủ xe phải trả sẽ là 591.000 USD. Số thuế này là kết quả của công thức tính thuế nhập khẩu ôtô chở người đã qua sử dụng có dung tích xi-lanh từ 2,5 lít trở lên, theo nội dung Quyết định 36 của Thủ tướng: thuế nhập khẩu = (800.000 x 72%) + 15.000 USD.
Như vậy, số tiền chênh lệch do không phải chịu thuế nhập khẩu mà xe về nước theo dạng tài sản của Việt kiều hồi hương được hưởng là rất lớn so với xe đã qua sử dụng nhập khẩu thông thường. Đó là chưa kể sau thuế nhập khẩu sẽ là thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
Vì vậy, theo Cục Hải quan Tp.HCM, việc áp thuế nhập khẩu đối với loại xe này là cần thiết nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ ôtô, xe máy nhập khẩu, tạo công bằng giữa các loại xe nhập khẩu đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.