Kinh doanh viễn thông: Sân chơi sẽ mở cho mọi thành phần
Dự án Luật Viễn thông sẽ khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông hiện hành
Sáng 5/6, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Viễn thông, gồm 6 chương, 66 điều, quy định về hoạt động viễn thông, bao gồm đầu tư, kinh doanh viễn thông; viễn thông công ích; quản lý viễn thông; xây dựng công trình viễn thông; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông.
Theo dự luật, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, cũng như thiết lập hạ tầng mạng viễn thông.
Dự luật cũng tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, phân định rõ hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật (cơ quan quản lý viễn thông độc lập) với cơ quan hoạch định chính sách.
"Dự luật này đã được chỉnh lý 32 lần trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, tư vấn của Liên minh Viễn thông Quốc tế, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực viễn thông", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết.
Theo dự luật, việc cấp phép viễn thông sẽ được minh bạch và công khai hóa, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm thông qua việc bỏ bớt các thủ tục về đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư, danh mục các dịch vụ Nhà nước quy định giá cước, chuyển từ việc cấp chứng nhận sang tự công bố chất lượng dịch vụ... Các doanh nghiệp tự quản lý và Nhà nước chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp xem có thực hiện đúng quy định hay không.
Để khắc phục các tồn tại về quản lý tài nguyên viễn thông, dự luật quy định việc phân bổ tài nguyên viễn thông sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức thi tuyển, đấu giá; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tài nguyên viễn thông có được thông qua đấu giá; thực hiện đền bù khi Nhà nước giải phóng tài nguyên viễn thông theo quy hoạch.
Các quy định tại luật này sẽ tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh viễn thông trong môi trường bình đẳng, công bằng, minh bạch theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dự thảo luật cũng quy định một chương về công trình viễn thông. Theo đó, quy hoạch công trình viễn thông được xác định là một bộ phận quan trọng phải có trong quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông.
Cơ quan thẩm tra, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật. Tuy nhiên, để luật được toàn diện hơn, cần làm rõ mối quan hệ giữa Internet và viễn thông.
"Nhìn chung, dự thảo luật đã có đủ điều kiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này", Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường, ông Đặng Vũ Minh, báo cáo trước Quốc hội.
Theo dự luật, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, cũng như thiết lập hạ tầng mạng viễn thông.
Dự luật cũng tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, phân định rõ hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật (cơ quan quản lý viễn thông độc lập) với cơ quan hoạch định chính sách.
"Dự luật này đã được chỉnh lý 32 lần trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, tư vấn của Liên minh Viễn thông Quốc tế, các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực viễn thông", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết.
Theo dự luật, việc cấp phép viễn thông sẽ được minh bạch và công khai hóa, chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm thông qua việc bỏ bớt các thủ tục về đăng ký, thẩm tra dự án đầu tư, danh mục các dịch vụ Nhà nước quy định giá cước, chuyển từ việc cấp chứng nhận sang tự công bố chất lượng dịch vụ... Các doanh nghiệp tự quản lý và Nhà nước chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp xem có thực hiện đúng quy định hay không.
Để khắc phục các tồn tại về quản lý tài nguyên viễn thông, dự luật quy định việc phân bổ tài nguyên viễn thông sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức thi tuyển, đấu giá; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tài nguyên viễn thông có được thông qua đấu giá; thực hiện đền bù khi Nhà nước giải phóng tài nguyên viễn thông theo quy hoạch.
Các quy định tại luật này sẽ tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh viễn thông trong môi trường bình đẳng, công bằng, minh bạch theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Dự thảo luật cũng quy định một chương về công trình viễn thông. Theo đó, quy hoạch công trình viễn thông được xác định là một bộ phận quan trọng phải có trong quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông.
Cơ quan thẩm tra, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật. Tuy nhiên, để luật được toàn diện hơn, cần làm rõ mối quan hệ giữa Internet và viễn thông.
"Nhìn chung, dự thảo luật đã có đủ điều kiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp này", Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường, ông Đặng Vũ Minh, báo cáo trước Quốc hội.