Kỳ họp thứ 10, chất vấn tại Quốc hội sẽ khác?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định triệu tập kỳ họp thứ 10, khai mạc vào ngày 20/10/2015
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa quyết định triệu tập kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá 13, khai mạc vào ngày 20/10/2015 tại Thủ đô Hà Nội.
Tại văn bản mời các vị đại biểu về dự họp, Văn phòng Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị được điều chỉnh một số dự án so với nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015.
Theo đó, bổ sung nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng, dự thảo nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Đồng thời, chưa trình dự án Luật Quy hoạch tại kỳ họp thứ 10 này.
So với chương trình được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đầu tuần qua, kỳ họp đã kéo dài thêm 4 ngày, dự kiến bế mạc vào sáng ngày 30/11/2015.
Như VnEconomy đã thông tin, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thảo luận các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng. Ở chương trình kỳ họp mới nhất, nội dung này sẽ được tiến hành trong cả ngày 29/10, ở các đoàn đại biểu Quốc hội.
Vẫn thời gian 2,5 ngày, song hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này đã thay đổi, theo chương trình được gửi xin ý kiến các vị đại biểu.
Đó là, sáng 16/11, Quốc hội sẽ nghe Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015.
Sau đó, lần lượt Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng sẽ trình bày báo cáo với yêu cầu như trên.
Tiếp đến là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015.
Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến năm 2015 sẽ được trình bày tiếp sau.
Thời gian còn lại của ngày 16, cả ngày 17 và đến hết buổi sáng của ngày 18 Quốc hội sẽ thảo luận về các báo cáo nói trên và chất vấn lại một số vấn đề.
Nếu dự kiến này được đa số các vị đại biểu chấp thuận thì hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 10 hoàn toàn khác biệt so với các kỳ họp trước: lần lượt 4 vị bộ trưởng được chọn và cuối cùng là Thủ tướng (kỳ họp cuối năm), phó thủ tướng (kỳ họp giữa năm) trực tiếp đăng đàn.
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội sẽ là kỳ họp có khối lượng công việc liên quan đến công tác xây dựng pháp luật khá đồ sộ, với 17 dự án luật được thông qua. Trong đó có những dự án bộ luật rất quan trọng như Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Trưng cầu ý dân…
Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về các dự án Luật Về hội, Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin…
Tại văn bản mời các vị đại biểu về dự họp, Văn phòng Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị được điều chỉnh một số dự án so với nghị quyết của Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015.
Theo đó, bổ sung nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng, dự thảo nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Đồng thời, chưa trình dự án Luật Quy hoạch tại kỳ họp thứ 10 này.
So với chương trình được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đầu tuần qua, kỳ họp đã kéo dài thêm 4 ngày, dự kiến bế mạc vào sáng ngày 30/11/2015.
Như VnEconomy đã thông tin, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thảo luận các dự thảo văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng. Ở chương trình kỳ họp mới nhất, nội dung này sẽ được tiến hành trong cả ngày 29/10, ở các đoàn đại biểu Quốc hội.
Vẫn thời gian 2,5 ngày, song hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này đã thay đổi, theo chương trình được gửi xin ý kiến các vị đại biểu.
Đó là, sáng 16/11, Quốc hội sẽ nghe Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015.
Sau đó, lần lượt Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cũng sẽ trình bày báo cáo với yêu cầu như trên.
Tiếp đến là Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015.
Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến năm 2015 sẽ được trình bày tiếp sau.
Thời gian còn lại của ngày 16, cả ngày 17 và đến hết buổi sáng của ngày 18 Quốc hội sẽ thảo luận về các báo cáo nói trên và chất vấn lại một số vấn đề.
Nếu dự kiến này được đa số các vị đại biểu chấp thuận thì hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 10 hoàn toàn khác biệt so với các kỳ họp trước: lần lượt 4 vị bộ trưởng được chọn và cuối cùng là Thủ tướng (kỳ họp cuối năm), phó thủ tướng (kỳ họp giữa năm) trực tiếp đăng đàn.
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội sẽ là kỳ họp có khối lượng công việc liên quan đến công tác xây dựng pháp luật khá đồ sộ, với 17 dự án luật được thông qua. Trong đó có những dự án bộ luật rất quan trọng như Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Luật Trưng cầu ý dân…
Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về các dự án Luật Về hội, Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin…