Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương hơn 19.500 tỷ đồng theo hình thức PPP

Ánh Tuyết
Chia sẻ

HĐND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công - tư (PPP) giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư hơn 19.500 tỷ đồng...

Vốn do nhà đầu tư huy động khoảng 11.760 tỷ đồng, chiếm khoảng 60,24% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1.
Vốn do nhà đầu tư huy động khoảng 11.760 tỷ đồng, chiếm khoảng 60,24% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1.

Nhà đầu tư đề xuất dự án là liên danh các nhà đầu tư gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T, Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Phương Trang - FUTA GROUP, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành. Trong đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Phương Trang - FUTA GROUP là đại diện liên danh các nhà đầu tư.

Liên danh nhà đầu tư cũng đề xuất tỉnh nghiên cứu, thực hiện đầu tư một số dự án trên địa bàn dọc tuyến cao tốc này và lập quy hoạch tổng thể không gian dọc tuyến với quy mô khoảng 50.000ha. Từ đó, phát triển các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ và du lịch, góp phần tăng cường quản lý và kêu gọi đầu tư tại các huyện, thành phố mà cao tốc đi qua.

Theo chủ trương được phê duyệt, cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng chiều dài khoảng 73,64 km. Điểm đầu tại Km126+360, giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP. Bảo Lộc (điểm cuối dự án Tân Phú - Bảo Lộc). Điểm cuối tại Km200+000 giao với cao tốc Liên Khương - Prenn tại Km208+650, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng.

Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chia thành ba đoạn đầu tư.
Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chia thành ba đoạn đầu tư.

Tuyến cao tốc được đầu tư với quy mô giai đoạn hoàn chỉnh gồm 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75m, tốc độ 100 km/h.

Giai đoạn phân kỳ giai đoạn 1, dự án sẽ được đầu tư với bề rộng nền đường 17m, tốc độ khai thác 80 km/h, điểm dừng xe khẩn cấp được bố trí khoảng 4 - 5 km/vị trí trên cùng chiều xe chạy. Tại các vị trí nút giao liên thông thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh.

Phạm vi giải phóng mặt bằng của dự án theo quy mô quy hoạch 4 làn xe cao tốc giai đoạn hoàn chỉnh với nền đường rộn 24,75m, chưa bao gồm diện tích mở rộng khoảng 30 km đường gom thành đường song hành trong giai đoạn hoàn chỉnh.

Dự kiến, tổng nhu cầu sử dụng đất khoảng gần 619 ha. Trong đó, TP. Bảo Lộc khoảng 66,73 ha; huyện Bảo Lâm khoảng hơn 44 ha; huyện Di Linh khoảng 292,5 ha và huyện Đức Trọng hơn 215 ha.

 

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 19.521 tỷ đồng với cơ cấu gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 7.761 tỷ đồng, chiếm khoảng 39,76% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1. Còn vốn do nhà đầu tư huy động khoảng 11.760 tỷ đồng. Thời gian chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2022-2026; hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2027.

Cũng theo chủ trương được phê duyệt, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 19.521 tỷ đồng với cơ cấu gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 7.761 tỷ đồng, chiếm khoảng 39,76% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1.

Trong đó, ngân sách tỉnh bố trí 4.000 tỷ đồng để thực hiện dự án trong giai đoạn 2021 - 2025, sau khi được trung ương bố trí 2.500 tỷ đồng sẽ thực hiện điều chỉnh giảm ngân sách địa phương. Số vốn tương đương 3.761 tỷ đồng dự kiến bồi thường bằng việc giao đất cùng mục đích sử dụng đất.

Vốn do nhà đầu tư huy động khoảng 11.760 tỷ đồng, chiếm khoảng 60,24% tổng mức đầu tư sơ bộ giai đoạn 1. Trong đó, phần vốn chủ sở hữu tối thiểu của các nhà đầu tư khoảng 1.764 tỷ đồng, chiếm 15%; vốn huy động khác khoảng 9.996 tỷ đồng, chiếm tới 85%, không bao gồm vốn ngân sách nhà nước.

Cụ thể, Nghị quyết nêu rõ phần vốn nhà nước chi trả một phần kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm và hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khoảng 4.000 tỷ đồng.  

Đối với 3.761 tỷ đồng dự kiến bồi thường bằng việc giao đất cùng mục đích sử dụng đất (tương đương khoảng 514 ha diện tích phải giải phóng mặt bằng) bố trí trên diện tích đất không phải bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai ngày 29/11/2013 và các quy định có liên quan.

Dự kiến khung giá, phí sản phẩm dịch vụ sử dụng đường bộ được xác định theo nguyên tắc xác định cụ thê mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ bảo đảm lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP và người sử dụng; tạo điều kiện để nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thu hồi vốn và có lợi nhuận phù hợp theo quy định của pháp luật về giá, pháp luật về PPP.

Nhà đầu tư thực hiện đầu tư, quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình trong suốt thời gian khai thác dự án và thu phí theo hình thức thu phí kín.

Dự án hoàn thành từng bước hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nâng cao khả năng kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia, rút ngắn thời gian kết nối các tỉnh Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội, công nghiệp dọc Quốc lộ 20.

Đồng thời, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá, thông thương đối ngoại, đáp ứng nhu câu ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho Quốc lộ 20 đang trong tình trạng quá tải.

Cùng với đó, tạo bước đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh Lâm Đồng nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung; phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của dự án cao tốc đoạn Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian, xây dựng, phát triển thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng trở thành một vùng đô thị hiện đại.

 

Dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài 200,3km, đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, chia thành ba đoạn đầu tư.

Chính phủ giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện 2 đoạn huyện Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương dài 140km. Đoạn Dầu Giây - Tân Phú do Bộ Giao thông vận tải phụ trách.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con