Làn sóng sa thải nhân sự năm 2022 nói gì về ngành công nghệ trong năm 2023?

Bảo Bình
Chia sẻ

Những đợt sa thải không nhất thiết là tin xấu. Những người bị sa thải có kỹ năng vẫn được tuyển dụng. Thậm chí, có thể rất nhiều người sẽ trở thành những founder của startup ...

Hàng chục nghìn nhân viên công nghệ đã bị sa thải trong vài tháng qua - ngay cả những “ông vua trong đại dịch” như Amazon cũng phải cắt giảm việc làm. Danh sách thách thức thúc đẩy làn sóng sa thải chính là lạm phát, nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh và chi tiêu quảng cáo chậm hơn. Và, tất nhiên, mối đe dọa suy thoái này đang tiến vào năm 2023.

Tuy nhiên, những con số thực sự gây chấn động đối với một lĩnh vực đã bùng nổ trong một thập kỷ. Đó là 11.000 việc làm bị cắt giảm tại công ty mẹ Facebook Meta, 10.000 tại Amazon và khoảng 7.500 tại Twitter cho đến nay. Ngoài ra, việc sa thải nhân viên đã ảnh hưởng đến Stripe, Salesforce, Lyft, DoorDash và Carvana.

Nhưng tất cả những điều này có ý nghĩa gì về tình trạng của ngành công nghệ? Đây có phải là một bước thụt lùi và ngành công nghệ sẽ diễn biến như thế nào trong năm 2023?

CHỈ LÀ MỘT CHƯƠNG TRONG CÂU CHUYỆN BÙNG NỔ VÀ PHÁ SẢN CỦA THUNG LŨNG SILICON

Theo Yahoo Finance, các chuyên gia, từ nhà kinh tế học đến các nhà sử học và học giả kinh doanh, tất cả đều cho biết nếu nhìn vào lịch sử, tình trạng sa thải hàng loạt trong lĩnh vực công nghệ xảy ra khá phổ biến. 

Có một điều, nhà sử học Margaret O'Mara cho biết, đây không phải là trận chiến khốc liệt với Thung lũng Silicon. Ngành công nghiệp đã phục hồi trong đợt sụt giảm mạnh trước đó. Gần đây nhất là từ năm 2014 đến năm 2016, một loạt các công ty công nghệ lớn như Intel, Microsoft và Dell đã lớn mạnh sau đợt khủng hoảng.

O'Mara nói: “Tôi coi đây là một chương khác trong câu chuyện bùng nổ và phá sản của Thung lũng Silicon”.

Bà chỉ ra rằng trong cuộc khủng hoảng dotcom năm 1999-2000, lĩnh vực này đã vượt qua làn sóng cắt giảm nhân công và phá sản — sau đó lại lao đầu vào một đợt bùng nổ khác. O'Mara giải thích rằng ngày nay, công nghệ có một lợi thế mà lúc đó nó không có, đó chính là sự thống trị siêu hạng của các nền tảng công nghệ, hiện có ảnh hưởng trong rất nhiều lĩnh vực.  

Nói một cách đơn giản, nền kinh tế đang cần công nghệ hơn bao giờ hết. Các công ty này, dù là Microsoft hay Amazon, không còn chỉ sản xuất phần cứng hay bán hàng hóa nữa – họ hỗ trợ và cung cấp cơ sở hạ tầng quan trọng cho rất nhiều, nếu không muốn nói là tất cả, các ngành khác.

Daniel Keum, giáo sư quản lý tại Trường Kinh doanh Columbia, cho biết các công ty đã học được sau những vụ bong bóng dotcom và cuộc đại suy thoái, vì vậy hiện tại họ sa thải để có thể phát triển hơn nữa sau khi mọi chuyện lắng xuống.

Đợt sa thải cũng ảnh hưởng đến người lao động. Ahmed Banafa, một giáo sư kỹ thuật tại Đại học Bang San Jose, nhận thấy mình bị sa thải trong lĩnh vực công nghệ sau sự bùng nổ dotcom và giờ đây, ông chủ động nói với các sinh viên của mình rằng ngay cả những công việc công nghệ tuyệt vời cũng không miễn dịch khỏi sa thải.

“Tôi nói với học sinh của mình rằng, hãy luôn có Kế hoạch B”, ông nói. "Công việc bạn có bây giờ là công việc của bạn và đừng gắn bó với công ty. Bạn không sở hữu công ty, bạn là một trong những người làm việc cho công ty. Công nghệ không quá khác biệt so với các ngành khác. Và nếu bị sa thải, bạn có thể rời công ty để có một công việc tốt hơn. Vì vậy, Kế hoạch B, ngay cả trong lĩnh vực công nghệ, cũng rất quan trọng".

SA THẢI THẬM CHÍ CÓ THỂ DẪN ĐẾN... NHIỀU STARTUP ĐƯỢC THÀNH LẬP

Nếu có một điều chúng ta học được về lịch sử công nghệ thì đó là việc phá sản là chuyện bình thường – và không thể tránh khỏi. Joshua White, giáo sư Đại học Vanderbilt và chuyên gia kinh tế cho biết sự phục hồi và sự bùng nổ của các ngành công nghiệp mới cũng vậy. 

Khi những năm 2010 trở thành tâm điểm, công nghệ được hưởng lợi từ các chính sách hậu Đại suy thoái của Fed: lãi suất thấp và chính sách nới lỏng định lượng đã bơm tiền dễ dàng vào nền kinh tế Hoa Kỳ. 

Năm 2020, Covid-19 tấn công đã tạo ra cơ hội kiếm lợi nhuận lớn nhưng hiếm có cho những gã khổng lồ công nghệ. Nhà kinh tế trưởng của ZipRecruiter Julia Pollak nói: “Các công ty phải đối mặt với cơ hội chỉ có một lần trong đời trong thời kỳ đại dịch, một cơ hội do điều kiện rất thuận lợi, với lãi suất rất thấp, tiền miễn phí ở khắp mọi nơi. Quan trọng hơn nữa, đó là cơ hội kinh doanh đến từ việc mọi người buộc phải ở nhà, ngừng mua sắm trực tiếp và ngừng tham gia các sự kiện thể thao và buổi hòa nhạc…”

Khi lạm phát tăng vọt và Fed tăng lãi suất, tăng trưởng khó khăn hơn khi đồng tiền trở nên đắt đỏ hơn. Tuy nhiên, sẽ thật điên rồ nếu chỉ đổ lỗi cho Fed về những tai ương của ngành.

Làn sóng sa thải nhân sự năm 2022 nói gì về ngành công nghệ trong năm 2023? - Ảnh 1

Về lâu dài, hầu hết các chuyên gia đều không lo lắng. Mark Gibson, chuyên gia toàn cầu về công nghệ thông tin của KPMG cho rằng ngành công nghiệp đang quay trở lại thực tế, nhận ra rằng họ đã tuyển dụng quá nhiều. Tuy nhiên, nhu cầu về nhân tài công nghệ vẫn rất cao và về mặt cấu trúc dài hạn sẽ rất được trọng dụng. Hơn nữa, công nghệ là một phần tích hợp của cuộc sống hàng ngày và sẽ chỉ trở nên tích hợp hơn trong tương lai. “Vì vậy dù có những cơn gió ngược ngắn hạn, về lâu dài, tôi vẫn rất lạc quan về công nghệ và xu hướng".

Việc sa thải có thể vẫn chưa kết thúc. Bledi Taska, Nhà kinh tế trưởng của Lightcast, nói: “Nhìn vào dữ liệu, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu chúng ta chứng kiến một đợt sa thải nhân công khác vào tháng Giêng”.

Taska cho biết thêm: Mặc dù việc sa thải là điều tồi tệ đối với những người bị ảnh hưởng, nhưng trong một kế hoạch tổng thể, chúng ta có thể thấy nó cải tổ nhân tài trong ngành theo những cách thú vị. Suy thoái là cơ hội để xây dựng, điều này đã đúng trong quá khứ lĩnh vực công nghệ”.

“Đối với tôi, tất cả những đợt sa thải nhân viên công nghệ này không nhất thiết là tin xấu. Những người bị sa thải có kỹ năng kỹ thuật đang được tuyển dụng và rất nhiều trong số những vụ sa thải này có thể dẫn đến các công ty khởi nghiệp. Khó khăn, nhưng đó chắc chắn là điều chúng ta đã thấy trước đây".

Cuối cùng, câu hỏi không phải là liệu ngành công nghệ có phục hồi hay không, mà chính sự đổi mới lớn tiếp theo sẽ thúc đẩy và định hình sự phục hồi của ngành công nghệ.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con