Lo “tranh tối tranh sáng” khi lập quận Từ Liêm
Một đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện Từ Liêm lo ngại việc lập quận mới sẽ phát sinh những vấn đề tiêu cực
Về chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm (Hà Nội) thành hai quận và 23 phường mới, VnEconomy nhận được một ý kiến đáng chú ý.
Trong văn bản góp ý gửi đến VnEconomy chiều nay (2/12), ông Nguyễn Hữu Kiên, đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện Từ Liêm đưa ra những vấn đề gắn với thực tiễn và những đề xuất khi thực hiện chủ trương trên.
Theo ông Kiên, lập quận mới, lượng công chức và cán bộ sẽ tăng thêm khoảng 500 - 700 người; việc xây dựng trụ sở mới, sắm xe mới, đổi thủ tục giấy tờ… dễ dẫn đến tình trạng tranh tối tranh sáng và dễ phát sinh tiêu cực.
Tương tự, lập phường mới theo ý kiến này cũng sẽ phát sinh thêm khoảng 140 - 200 công chức và cán bộ (7 phường); việc xây trụ sở mới, mua sắm trang thiết bị mới, đổi thủ tục giấy tờ… cũng dễ dẫn đến tình trạng tranh tối tranh sáng và dễ phát sinh tiêu cực.
Vị đại biểu nói trên cũng nêu thêm một số tham khảo để đề nghị xem xét lại việc thành lập quận mới.
Theo ông, Trung Quốc lớn vậy chỉ có 22 tỉnh và 11 đơn vị tương đương cấp tỉnh khác; Hàn Quốc diện tích bằng nước ta cũng chỉ có 8 tỉnh; một bang của Mỹ diện tích bằng nước ta mà họ quản lý vẫn tốt.
“Nếu nói lớn quá không quản lý được thì tại sao lại phải nhập Hà Tây vào Hà Nội? Vậy cải cách hành chính, chính phủ điện tử chẳng nhẽ lại thụt lùi. Càng cải cách, càng đưa công nghệ vào quản lý thì càng quản lý kém đi hay sao? Chúng ta cũng đang có chủ trương thành lập chính quyền đô thị gồm hai cấp thành phố - phường khi đó bộ máy trung gian quận này lúc đó sẽ đưa về đâu ?”, ông Nguyễn Hữu Kiên nêu các câu hỏi lập luận.
Cho rằng đề án hiện tại là đề án có tầm nhìn Từ Liêm, ông Kiên đề xuất hai phương án.
Phương án 1, gắn với “tầm nhìn Hà Nội”: Nếu nói Từ Liêm lớn quá không quản lý được thì tách một số phường chuyển sang Tây Hồ (hiện Tây Hồ mới có 8 phường); Cầu Giấy (8 phường); Thanh Xuân (11 phường). Phần còn lại thành lập quận Từ Liêm.
“Thực tế ngày xưa Tây Hồ và Cầu Giấy chẳng phải thành hình trên cơ sở tách từ Từ Liêm là gì?”, ông Kiên dẫn chứng.
Phương án 2, gắn với “tầm nhìn quản lý”: Giữ nguyên trạng thành lập quận Từ Liêm; cán bộ nào “kém chất lượng trong quản lý”, không đáp ứng thì thuyên chuyển, tìm người có năng lực về và thành lập quận trọng điểm Từ Liêm.
Trước đó, trong công văn gửi một số đơn vị, sở ngành ngày 27/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã giao cho các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức lấy ý kiến nhân dân từ cấp tổ dân phố, các thôn về việc thành lập 2 quận và 23 phường mới. Kết quả lấy ý kiến phải hoàn thành trước 3/12/2013 và phải ghi rõ số người đồng ý, số người không đồng ý điều chỉnh địa giới hành chính.
Dự kiến sau khi Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua vào kỳ họp tới, UBND thành phố Hà Nội phải hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị liên bộ thẩm định, trước khi chính thức trình Chính phủ trong tháng 12 tới.
Sau những thay đổi mới nhất về địa giới và hành chính vào năm 2008, Hà Nội hiện có 10 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông), 1 thị xã (Sơn Tây) và 18 huyện (Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hòa), với tổng cộng 154 phường, 404 xã và 22 thị trấn.
Trong văn bản góp ý gửi đến VnEconomy chiều nay (2/12), ông Nguyễn Hữu Kiên, đại biểu Hội đồng Nhân dân huyện Từ Liêm đưa ra những vấn đề gắn với thực tiễn và những đề xuất khi thực hiện chủ trương trên.
Theo ông Kiên, lập quận mới, lượng công chức và cán bộ sẽ tăng thêm khoảng 500 - 700 người; việc xây dựng trụ sở mới, sắm xe mới, đổi thủ tục giấy tờ… dễ dẫn đến tình trạng tranh tối tranh sáng và dễ phát sinh tiêu cực.
Tương tự, lập phường mới theo ý kiến này cũng sẽ phát sinh thêm khoảng 140 - 200 công chức và cán bộ (7 phường); việc xây trụ sở mới, mua sắm trang thiết bị mới, đổi thủ tục giấy tờ… cũng dễ dẫn đến tình trạng tranh tối tranh sáng và dễ phát sinh tiêu cực.
Vị đại biểu nói trên cũng nêu thêm một số tham khảo để đề nghị xem xét lại việc thành lập quận mới.
Theo ông, Trung Quốc lớn vậy chỉ có 22 tỉnh và 11 đơn vị tương đương cấp tỉnh khác; Hàn Quốc diện tích bằng nước ta cũng chỉ có 8 tỉnh; một bang của Mỹ diện tích bằng nước ta mà họ quản lý vẫn tốt.
“Nếu nói lớn quá không quản lý được thì tại sao lại phải nhập Hà Tây vào Hà Nội? Vậy cải cách hành chính, chính phủ điện tử chẳng nhẽ lại thụt lùi. Càng cải cách, càng đưa công nghệ vào quản lý thì càng quản lý kém đi hay sao? Chúng ta cũng đang có chủ trương thành lập chính quyền đô thị gồm hai cấp thành phố - phường khi đó bộ máy trung gian quận này lúc đó sẽ đưa về đâu ?”, ông Nguyễn Hữu Kiên nêu các câu hỏi lập luận.
Cho rằng đề án hiện tại là đề án có tầm nhìn Từ Liêm, ông Kiên đề xuất hai phương án.
Phương án 1, gắn với “tầm nhìn Hà Nội”: Nếu nói Từ Liêm lớn quá không quản lý được thì tách một số phường chuyển sang Tây Hồ (hiện Tây Hồ mới có 8 phường); Cầu Giấy (8 phường); Thanh Xuân (11 phường). Phần còn lại thành lập quận Từ Liêm.
“Thực tế ngày xưa Tây Hồ và Cầu Giấy chẳng phải thành hình trên cơ sở tách từ Từ Liêm là gì?”, ông Kiên dẫn chứng.
Phương án 2, gắn với “tầm nhìn quản lý”: Giữ nguyên trạng thành lập quận Từ Liêm; cán bộ nào “kém chất lượng trong quản lý”, không đáp ứng thì thuyên chuyển, tìm người có năng lực về và thành lập quận trọng điểm Từ Liêm.
Trước đó, trong công văn gửi một số đơn vị, sở ngành ngày 27/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã giao cho các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức lấy ý kiến nhân dân từ cấp tổ dân phố, các thôn về việc thành lập 2 quận và 23 phường mới. Kết quả lấy ý kiến phải hoàn thành trước 3/12/2013 và phải ghi rõ số người đồng ý, số người không đồng ý điều chỉnh địa giới hành chính.
Dự kiến sau khi Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua vào kỳ họp tới, UBND thành phố Hà Nội phải hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị liên bộ thẩm định, trước khi chính thức trình Chính phủ trong tháng 12 tới.
Sau những thay đổi mới nhất về địa giới và hành chính vào năm 2008, Hà Nội hiện có 10 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông), 1 thị xã (Sơn Tây) và 18 huyện (Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hòa), với tổng cộng 154 phường, 404 xã và 22 thị trấn.