Mua bán dữ liệu cá nhân, gọi điện thoại cho vay tiền, lừa đảo hơn 10 tỷ đồng

Minh Hà
Chia sẻ

Mua dữ liệu cá nhân người dùng, lập web giả mạo có hình thức, giao diện các ngân hàng, công ty cho vay tài chính để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Ba đối tượng (từ trái sang phải): Đinh Quốc Tuấn, Nguyễn Phúc Vinh, Nguyễn Thị Thắm. (Ảnh: Công an Hà Tĩnh).
Ba đối tượng (từ trái sang phải): Đinh Quốc Tuấn, Nguyễn Phúc Vinh, Nguyễn Thị Thắm. (Ảnh: Công an Hà Tĩnh).

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Tĩnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam 5 đối tương về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.

Theo hồ sơ vụ án, đối tượng Nguyễn Phúc Vinh (sinh năm 1999, trú tại Ấp 4, xã Vĩnh Châu B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) và Nhữ Thị Nguyên (sinh năm 1988, trú tại Số 33A, đường Chuyên Dùng 9, khu phố 3, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.HCM) có mối quan hệ tình cảm và sống chung với nhau như vợ chồng. Tháng 6/2021, Vinh sử dụng nhiều tài khoản facebook tham gia vào các nhóm mua bán data trên mạng. Vinh đã nhiều lần thu thập, mua lưu trữ về máy tính cá nhân của mình hơn 45.000 dữ liệu thông tin cá nhân khách hàng của các công ty tài chính như: thẻ tín dụng, chứng khoán, bất động sản… Sau đó, Vinh cung cấp các dữ liệu trên cho Nguyên, cùng tìm người mua để bán thu lợi nhuận.

Đối với mỗi data “nóng” (data trong ngày) Vinh và Nguyên bán với giá 3.000 đồng/1 hồ sơ thông tin khách hàng; đối với mỗi data “nguội” (data cũ), Vinh và Nguyên bán với giá từ 1.000-2.000 đồng/1 hồ sơ. Hầu hết, data “nóng” đều được Vinh chỉnh sửa từ hơn 45.000 data sẵn có bằng cách chỉnh thời gian vay để phù hợp với thời gian bán cho người mua. Kết quả điều tra bước đầu xác định Nguyễn Phúc Vinh và Nhữ Thị Nguyên đã bán 629.050 dữ liệu thông tin cá nhân khách hàng cho nhiều người khác nhau, thu lợi bất chính số tiền trên 340 triệu đồng.

Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra phát hiện nhóm tội phạm do các đối tượng người Việt Nam cầm đầu mua dữ liệu cá nhân từ Nguyễn Phúc Vinh và Nhữ Thị Nguyên để thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Campuchia. Cụ thể, cuối tháng 9/2022, Đinh Quốc Tuấn (sinh năm 1987, cứ trú tại số 23, ngách 62/10, Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Nguyễn Thị Thắm (sinh năm 1990, trú tại số 10, ngõ 19 Nguyễn Công Trứ, phường Đồng Nhân, TP. Hà Nội) và Nguyễn Xuân Tùng (sinh năm 1990, trú tại TDP 6, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trần Yên, tỉnh Yên Bái) đều sinh sống và làm việc tại thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia.

Các đối tượng Tuấn, Tùng, Thắm bàn bạc, lên kế hoạch mua dữ liệu cá nhân của các khách hàng có như cầu vay tài chính. Đồng thời, thuê nhà tại thủ đô Phnôm Pênh, mua sắm hơn 20 bộ máy tính, điện thoại và thuê 20 đến 25 nhân viên gọi điện và lập các đường link trang web giả mạo có hình thức và có giao diện giống với các website ngân hàng, công ty cho vay tài chính để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Hàng ngày, Tùng mua dữ liệu cá nhân (từ Nguyễn Phúc Vinh và Nhữ Thị Nguyên) và đưa cho nhóm nhân viên để gọi điện và lên kịch bản như: Công ty tài chính đang có chương trình cho vay tiền lãi suất thấp, cho vay số tiền lớn không giới hạn, thủ tục vay đơn giản không cần cung cấp chứng minh nhân dân hay sổ hộ khẩu… Khi người vay đồng ý thì các đối tượng gọi điện sẽ xin số điện thoại có tài khoản zalo và chuyển cho đối tượng khác sử dụng tài khoản zalo giả kết bạn và gửi cho người vay đường link đã tạo sẵn.

Các đối tượng yêu cầu người vay nhập các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, kê khai mức thu nhập, số tài khoản ngân hàng, số điện thoại người thân và lựa chọn mức tiền vay. Khi người vay nhấn vào mục rút tiền thì ứng dụng web giả mạo sẽ đưa ra nhiều lỗi khác nhau và yêu cầu phải nộp một khoản tiền mới tiếp tục được giải ngân và sẽ được nhận lại khoản tiền đã nộp.

Các đối tượng gửi các số tài khoản ngân hàng giả mạo, số tài khoản ngân hàng đã mua bán từ trước cho nạn nhân. Và thủ đoạn đưa ra nhiều lý do như: Hồ sơ khách hàng không đảm bảo, tự ý rút tiền trái phép, hệ thống bị đông cứng đóng băng toàn bộ số tiền giải ngân, phải mua bảo hiểm khoản vay mới rút được tiền và yêu cầu bị hại tiếp tục nộp tiền để được giải ngân…

Với phương thức thủ đoạn như trên, từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023, nhóm đối tượng trên đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhiều bị hại trên khắp cả nước với số tiền hơn 10 tỷ đồng.

Hiện, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”, ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Xuân Tùng, Đinh Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Thắm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nhữ Thị Nguyên, Nguyễn Phúc Vinh về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.

Đồng thời, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh thông báo đề nghị ai là bị hại của vụ án thì liên hệ với Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh, địa chỉ: số 268, đường Nguyễn Huy Tự, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, số điện thoại 069.2628312 để được giải quyết.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con