Mua quyền mua cổ phiếu ngân hàng: Rủi ro đang hiện hữu!
Với quy định mới, nhiều nhà đầu tư mua quyền mua cổ phiếu ngân hàng chưa thành lập đang mất ăn mất ngủ
Với quy định mới, nhiều nhà đầu tư mua quyền mua cổ phiếu ngân hàng chưa thành lập đang mất ăn mất ngủ.
Từ cuối năm 2006 đến nay, thông tin chào mua – bán quyền mua cổ phiếu một số ngân hàng chưa thành lập rộ lên trên thị trường tự do (OTC). Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cảnh báo và nay là một quy định có ảnh hưởng lớn.
Trên các sàn OTC trực tuyến, quyền mua cổ phiếu một số ngân hàng vẫn được “giao dịch” khá sôi động. Đây có thể là không khí do “cò cổ phiếu” gây dựng nhưng không thể phủ nhận quyền mua nói trên đang là một hàng hóa của thị trường.
Khá phổ biến trong loại hàng nói trên là quyền mua cổ phiếu của Ngân hàng Dầu khí (PVB), đã được dựng hẳn một mục cố định trên một số sàn trực tuyến. Đề án lập ngân hàng này đã có trên bàn Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng cũng vừa có công văn yêu cầu đầu mối này xem xét.
Tuy nhiên, hiện không thể khẳng định chắc chắn PVB cũng như hơn 20 bộ hồ sơ trên bàn Ngân hàng Nhà nước sẽ được thông qua. Ít nhất, với quy chế lập ngân hàng mới ban hành tuần qua, những hồ sơ này có thể sẽ được trả về để các đầu mối chỉnh sửa, hoàn thiện theo những quy định trong quy chế mới. Khi quy chế có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Nhà nước mới chính thức tiếp nhận hồ sơ và xem xét.
Về hơn 20 bộ hồ sơ đã gửi về, ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), khẳng định là chưa có bất kỳ một đánh giá nào. Tất cả sẽ theo quy chế mới, và nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra cũng cần ít nhất 3 tháng để thẩm định và chấp thuận về nguyên tắc, ít nhất 6 tháng để cấp phép.
Điểm mà nhà đầu tư đang theo đuổi quyền mua cổ phiếu những ngân hàng chưa thành lập cần cảnh giác là quy định mới về thời gian chuyển nhượng. Quy chế mới quy định các cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng 5 năm; đặc biệt cổ phiếu phổ thông không được chuyển nhượng (ra bên ngoài) trong vòng 3 năm kể từ thời điểm cấp giấy phép.
Như vậy, ngoài khả năng có được thành lập hay không, người mua quyền còn phải đối mặt với rủi ro mất thời gian để nuôi “lúa non” dài vụ. 3 năm là một thời gian dài đối với những khoản đầu cơ, 3 năm đó không biết những điều gì có thể xẩy ra.
Về quy định trên, ông Dũng cho rằng mục đích chính là để gắn trách nhiệm của các cổ đông với ngân hàng, vì hoạt động hiệu quả của ngân hàng sau thành lập thay vì mục đích lập ngân hàng ra để bán cổ phiếu.
Có vẻ quy định phải găm 3 năm này khác với Luật Doanh nghiệp về chuyển nhượng, nhưng đặc thù doanh nghiệp ngân hàng có những cơ chế mở trong những điều kiện này. Việc thành lập ngân hàng được thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng và các điều kiện thành lập sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
“Theo Luật Doanh nghiệp thì Chính phủ được phép đưa ra điều kiện thành lập các doanh nghiệp đặc biệt hay theo chuyên ngành. Trong trường hợp này Chính phủ đã có văn bản giao cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định bởi vì thứ nhất thành lập ngân hàng phải được minh bạch, thứ hai phải đảm bảo an toàn và chặt chẽ. Đây là hai yêu cầu rất cao của Chính phủ”, ông Dũng cho biết.
Bình luận về những trường hợp rao mua – bán quyền mua cổ phiếu ngân hàng chưa thành lập nói trên, ông Dũng cho rằng là rất rủi ro vì hoàn toàn có những bộ hồ sơ bị bác bỏ. “Tôi cũng xin khuyến cáo nhà đầu tư phải cực kỳ thận trọng vì rủi ro về mặt pháp lý là rất lớn”, ông Dũng nói.
Từ cuối năm 2006 đến nay, thông tin chào mua – bán quyền mua cổ phiếu một số ngân hàng chưa thành lập rộ lên trên thị trường tự do (OTC). Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cảnh báo và nay là một quy định có ảnh hưởng lớn.
Trên các sàn OTC trực tuyến, quyền mua cổ phiếu một số ngân hàng vẫn được “giao dịch” khá sôi động. Đây có thể là không khí do “cò cổ phiếu” gây dựng nhưng không thể phủ nhận quyền mua nói trên đang là một hàng hóa của thị trường.
Khá phổ biến trong loại hàng nói trên là quyền mua cổ phiếu của Ngân hàng Dầu khí (PVB), đã được dựng hẳn một mục cố định trên một số sàn trực tuyến. Đề án lập ngân hàng này đã có trên bàn Ngân hàng Nhà nước, Thủ tướng cũng vừa có công văn yêu cầu đầu mối này xem xét.
Tuy nhiên, hiện không thể khẳng định chắc chắn PVB cũng như hơn 20 bộ hồ sơ trên bàn Ngân hàng Nhà nước sẽ được thông qua. Ít nhất, với quy chế lập ngân hàng mới ban hành tuần qua, những hồ sơ này có thể sẽ được trả về để các đầu mối chỉnh sửa, hoàn thiện theo những quy định trong quy chế mới. Khi quy chế có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Nhà nước mới chính thức tiếp nhận hồ sơ và xem xét.
Về hơn 20 bộ hồ sơ đã gửi về, ông Kiều Hữu Dũng, Vụ trưởng Vụ Các ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), khẳng định là chưa có bất kỳ một đánh giá nào. Tất cả sẽ theo quy chế mới, và nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra cũng cần ít nhất 3 tháng để thẩm định và chấp thuận về nguyên tắc, ít nhất 6 tháng để cấp phép.
Điểm mà nhà đầu tư đang theo đuổi quyền mua cổ phiếu những ngân hàng chưa thành lập cần cảnh giác là quy định mới về thời gian chuyển nhượng. Quy chế mới quy định các cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng 5 năm; đặc biệt cổ phiếu phổ thông không được chuyển nhượng (ra bên ngoài) trong vòng 3 năm kể từ thời điểm cấp giấy phép.
Như vậy, ngoài khả năng có được thành lập hay không, người mua quyền còn phải đối mặt với rủi ro mất thời gian để nuôi “lúa non” dài vụ. 3 năm là một thời gian dài đối với những khoản đầu cơ, 3 năm đó không biết những điều gì có thể xẩy ra.
Về quy định trên, ông Dũng cho rằng mục đích chính là để gắn trách nhiệm của các cổ đông với ngân hàng, vì hoạt động hiệu quả của ngân hàng sau thành lập thay vì mục đích lập ngân hàng ra để bán cổ phiếu.
Có vẻ quy định phải găm 3 năm này khác với Luật Doanh nghiệp về chuyển nhượng, nhưng đặc thù doanh nghiệp ngân hàng có những cơ chế mở trong những điều kiện này. Việc thành lập ngân hàng được thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng và các điều kiện thành lập sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
“Theo Luật Doanh nghiệp thì Chính phủ được phép đưa ra điều kiện thành lập các doanh nghiệp đặc biệt hay theo chuyên ngành. Trong trường hợp này Chính phủ đã có văn bản giao cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định bởi vì thứ nhất thành lập ngân hàng phải được minh bạch, thứ hai phải đảm bảo an toàn và chặt chẽ. Đây là hai yêu cầu rất cao của Chính phủ”, ông Dũng cho biết.
Bình luận về những trường hợp rao mua – bán quyền mua cổ phiếu ngân hàng chưa thành lập nói trên, ông Dũng cho rằng là rất rủi ro vì hoàn toàn có những bộ hồ sơ bị bác bỏ. “Tôi cũng xin khuyến cáo nhà đầu tư phải cực kỳ thận trọng vì rủi ro về mặt pháp lý là rất lớn”, ông Dũng nói.