Mua sắm công: Quản kiểu gì cũng vướng!
Làm thế nào để hạn chế tình trạng thất thoát trong việc mua sắm công là chuyện đang làm đau đầu các cơ quan quản lý
Làm thế nào để hạn chế tình trạng thất thoát trong việc mua sắm công là chuyện đang làm đau đầu các cơ quan quản lý.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng chi ngân sách trong năm 2009 này sẽ vào khoảng 314 nghìn tỷ đồng, trong đó sẽ có khoảng 20% được dùng để mua sắm tài sản công.
Tuy nhiên, chính vì chưa tìm ra được một mô hình phù hợp để có thể quản lý, giám sát hiệu quả việc mua sắm công, nên không ai dám chắc rằng, tình trạng thất thoát, tham nhũng trong quá trình mua sắm tài sản công của các đơn vị trên cả nước lại không lặp lại như những năm trước.
Thực tế báo động
Báo cáo của Kiểm toán nhà nước về việc mua sắm tài sản công trong năm 2007 tại 4 bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo và 3 địa phương: Tp.HCM, Ninh Bình và Đồng Nai, cho thấy, tình trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước sai mục đích, vượt tiêu chuẩn gây lãng phí là tương đối nhiều.
Cụ thể, các đơn vị trên đã chi sai 95 tỷ đồng, trong đó sai phạm trong mua sắm nhà đất là 19 tỷ đồng, mua sắm phương tiên vượt tiêu chuẩn, không đúng nguồn là 53 tỷ đồng.
Còn trong năm 2008, tổng số tiền chi sai trong việc mua sắm tài sản công đã vượt gấp đôi năm 2007, lên tới 228 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều đơn vị đã dùng tiền ngân sách đi mua sắm máy móc, thiết bị không phù hợp, hoặc không thể sử dụng được.
Theo ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), mặc dù Chính phủ đã ban hành khá nhiều văn bản, quy định về việc mua sắm tài sản công, song trên thực tế, tình trạng thất thoát, lãng phí trong mua sắm tài sản công vẫn diễn ra khá phổ biến và là một vấn đề khá phức tạp hiện nay.
Cũng theo ông Cường, tính đến nay, có đến 27/39 bộ, ngành, 37/63 địa phương, 12/19 tổng công ty chưa tổng hợp tình hình mua sắm và sử dụng tài sản công để báo cáo Bộ Tài chính theo chỉ đạo của Thủ tướng. Trong khi đó, qua thanh tra của Bộ Tài chính trong hai năm 2007 và 2008 phát hiện nhiều sai phạm trong mua sắm công.
Đơn cử như Ban quản lý dự án Thành phố Điện Biên vay tiền ngân hàng mua xe ôtô, trong khi không được cấp có thẩm quyền cho phép; hay một ban quản lý với quy mô nhỏ như Ban quản lý dự án hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa) nhưng cũng chi sai đến 3 tỷ đồng để tậu những con xe xịn...
Quản lý cách nào?
Theo ông Cường, trên thực tế, việc mua sắm tài sản công từ trước tới nay vẫn chủ yếu thực hiện theo hình thức phân tán, có nghĩa là các cơ quan, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hóa sẽ được giao kinh phí và tự thực hiện việc mua sắm (tất nhiên là có theo quy định của nhà nước).
Tuy nhiên, cũng chính vì việc phân cấp, phấn tán này nên tình trạng thất thoát đã xảy ra khá nhiều gây bức xúc trong dư luận.
Để hạn chế tình trạng trên, từ đầu năm 2008, Chính phủ đã quyết định áp dụng thí điểm việc mua sắm tài sản công theo mô hình tập trung tại 13 bộ, ngành, địa phương đối với một số tài sản có số lượng và giá trị lớn.
Theo đó, Chính phủ đã giao cho một số đơn vị có chức năng chuyên biệt đi mua sắm tài sản, sau đó chuyển cho các tổ chức, đơn vị có nhu cầu nhằm tránh thất thoát trong quá trình mua sắm.
Ông Tăng Việt Cường, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận cho biết, thực tế thì địa phương này đã áp dụng thí điểm mua sắm tài sản tập trung từ năm 2004, trước thời điểm Chính phủ quyết định áp dụng thí điểm mô hình này. Với mô hình này, tính từ năm 2004 đến năm 2008, tỉnh Bình Thuận đã tiết kiệm được gần 10 tỷ đồng từ việc mua sắm tập trung và đấu thấu trong trong mua sắm.
Như vậy, chỉ cần nhẩm tính sơ qua, nếu địa cả 63 địa phương và hàng trăm đơn vị, bộ ngành đang tiêu tiền ngân sách để mua sắm tài sản mà thực hiện được như Bình Thuận thì rõ ràng, ngân sách nhà nước đã và sẽ tiết kiệm được những khoản tiền không hề nhỏ trong mua sắm công.
Tuy nhiên, theo ông Cường, cho dù là tiết kiệm và tránh được thất thoát cho nhà nước trong mua sắm, song chính việc áp dụng mô hình mua sắm tập trung này nhiều khi cũng gây ra tình cảnh “nửa cười nửa khóc” cho các đơn vị thực hiện mua sắm, bởi có nhiều mặt hàng, tài sản độc quyền hay hàng hiếm thì đối tác chỉ chấp nhận theo kiểu “thuận mua vừa bán” hay cung cấp theo hình thức mua bán thông thường chứ không thể qua đấu thấu mua sắm.
Còn theo một quan chức Bộ Tài chính, lý tưởng là vậy, song để áp dụng được việc mua sắm phân tán này cũng không phải là đơn giản, thậm chí là chưa hẳn đã hoàn toàn ưu việt đối với điều kiện nước ta hiện nay.
Chính vì vậy, Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho rằng, cho dù Chính phủ đang thực hiện thí điểm mô hình mua sắm tập trung, song trên thực tế thì không thể có mô hình mua sắm tối ưu nào cho mọi tài sản và mọi trường hợp. Theo ông, trong điều kiện hiện nay, vẫn cần phải áp dụng song song cả hai mô hình phân tán và tập trung đối với từng trường hợp và tài sản cụ thể.
Chẳng hạn, những tài sản có giá trị lớn, số lượng nhiều, đồng bộ thì cần phải được mua sắm tập trung, còn những tài sản có giá trị nhỏ, số lượng ít thì vẫn cần phải mua sắm phân tán.
Tuy nhiên, theo ông Cường, việc lựa chọn mô hình mua sắm chỉ là điều kiện ban đầu, còn để quản lý, hạn chế được tình trạng thất thoát trong mua sắm công thì việc phân bổ nguồn vốn định mức phù hợp, kết hợp với thanh tra, kiểm toán việc mua sắm công và xử lý nghiêm minh những sai phạm mới là yếu tố quyết định đến hiệu quả của mua sắm tài sản công.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng chi ngân sách trong năm 2009 này sẽ vào khoảng 314 nghìn tỷ đồng, trong đó sẽ có khoảng 20% được dùng để mua sắm tài sản công.
Tuy nhiên, chính vì chưa tìm ra được một mô hình phù hợp để có thể quản lý, giám sát hiệu quả việc mua sắm công, nên không ai dám chắc rằng, tình trạng thất thoát, tham nhũng trong quá trình mua sắm tài sản công của các đơn vị trên cả nước lại không lặp lại như những năm trước.
Thực tế báo động
Báo cáo của Kiểm toán nhà nước về việc mua sắm tài sản công trong năm 2007 tại 4 bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo và 3 địa phương: Tp.HCM, Ninh Bình và Đồng Nai, cho thấy, tình trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước sai mục đích, vượt tiêu chuẩn gây lãng phí là tương đối nhiều.
Cụ thể, các đơn vị trên đã chi sai 95 tỷ đồng, trong đó sai phạm trong mua sắm nhà đất là 19 tỷ đồng, mua sắm phương tiên vượt tiêu chuẩn, không đúng nguồn là 53 tỷ đồng.
Còn trong năm 2008, tổng số tiền chi sai trong việc mua sắm tài sản công đã vượt gấp đôi năm 2007, lên tới 228 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều đơn vị đã dùng tiền ngân sách đi mua sắm máy móc, thiết bị không phù hợp, hoặc không thể sử dụng được.
Theo ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), mặc dù Chính phủ đã ban hành khá nhiều văn bản, quy định về việc mua sắm tài sản công, song trên thực tế, tình trạng thất thoát, lãng phí trong mua sắm tài sản công vẫn diễn ra khá phổ biến và là một vấn đề khá phức tạp hiện nay.
Cũng theo ông Cường, tính đến nay, có đến 27/39 bộ, ngành, 37/63 địa phương, 12/19 tổng công ty chưa tổng hợp tình hình mua sắm và sử dụng tài sản công để báo cáo Bộ Tài chính theo chỉ đạo của Thủ tướng. Trong khi đó, qua thanh tra của Bộ Tài chính trong hai năm 2007 và 2008 phát hiện nhiều sai phạm trong mua sắm công.
Đơn cử như Ban quản lý dự án Thành phố Điện Biên vay tiền ngân hàng mua xe ôtô, trong khi không được cấp có thẩm quyền cho phép; hay một ban quản lý với quy mô nhỏ như Ban quản lý dự án hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa) nhưng cũng chi sai đến 3 tỷ đồng để tậu những con xe xịn...
Quản lý cách nào?
Theo ông Cường, trên thực tế, việc mua sắm tài sản công từ trước tới nay vẫn chủ yếu thực hiện theo hình thức phân tán, có nghĩa là các cơ quan, đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản, hàng hóa sẽ được giao kinh phí và tự thực hiện việc mua sắm (tất nhiên là có theo quy định của nhà nước).
Tuy nhiên, cũng chính vì việc phân cấp, phấn tán này nên tình trạng thất thoát đã xảy ra khá nhiều gây bức xúc trong dư luận.
Để hạn chế tình trạng trên, từ đầu năm 2008, Chính phủ đã quyết định áp dụng thí điểm việc mua sắm tài sản công theo mô hình tập trung tại 13 bộ, ngành, địa phương đối với một số tài sản có số lượng và giá trị lớn.
Theo đó, Chính phủ đã giao cho một số đơn vị có chức năng chuyên biệt đi mua sắm tài sản, sau đó chuyển cho các tổ chức, đơn vị có nhu cầu nhằm tránh thất thoát trong quá trình mua sắm.
Ông Tăng Việt Cường, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Thuận cho biết, thực tế thì địa phương này đã áp dụng thí điểm mua sắm tài sản tập trung từ năm 2004, trước thời điểm Chính phủ quyết định áp dụng thí điểm mô hình này. Với mô hình này, tính từ năm 2004 đến năm 2008, tỉnh Bình Thuận đã tiết kiệm được gần 10 tỷ đồng từ việc mua sắm tập trung và đấu thấu trong trong mua sắm.
Như vậy, chỉ cần nhẩm tính sơ qua, nếu địa cả 63 địa phương và hàng trăm đơn vị, bộ ngành đang tiêu tiền ngân sách để mua sắm tài sản mà thực hiện được như Bình Thuận thì rõ ràng, ngân sách nhà nước đã và sẽ tiết kiệm được những khoản tiền không hề nhỏ trong mua sắm công.
Tuy nhiên, theo ông Cường, cho dù là tiết kiệm và tránh được thất thoát cho nhà nước trong mua sắm, song chính việc áp dụng mô hình mua sắm tập trung này nhiều khi cũng gây ra tình cảnh “nửa cười nửa khóc” cho các đơn vị thực hiện mua sắm, bởi có nhiều mặt hàng, tài sản độc quyền hay hàng hiếm thì đối tác chỉ chấp nhận theo kiểu “thuận mua vừa bán” hay cung cấp theo hình thức mua bán thông thường chứ không thể qua đấu thấu mua sắm.
Còn theo một quan chức Bộ Tài chính, lý tưởng là vậy, song để áp dụng được việc mua sắm phân tán này cũng không phải là đơn giản, thậm chí là chưa hẳn đã hoàn toàn ưu việt đối với điều kiện nước ta hiện nay.
Chính vì vậy, Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho rằng, cho dù Chính phủ đang thực hiện thí điểm mô hình mua sắm tập trung, song trên thực tế thì không thể có mô hình mua sắm tối ưu nào cho mọi tài sản và mọi trường hợp. Theo ông, trong điều kiện hiện nay, vẫn cần phải áp dụng song song cả hai mô hình phân tán và tập trung đối với từng trường hợp và tài sản cụ thể.
Chẳng hạn, những tài sản có giá trị lớn, số lượng nhiều, đồng bộ thì cần phải được mua sắm tập trung, còn những tài sản có giá trị nhỏ, số lượng ít thì vẫn cần phải mua sắm phân tán.
Tuy nhiên, theo ông Cường, việc lựa chọn mô hình mua sắm chỉ là điều kiện ban đầu, còn để quản lý, hạn chế được tình trạng thất thoát trong mua sắm công thì việc phân bổ nguồn vốn định mức phù hợp, kết hợp với thanh tra, kiểm toán việc mua sắm công và xử lý nghiêm minh những sai phạm mới là yếu tố quyết định đến hiệu quả của mua sắm tài sản công.