Năm 2011, Quốc hội giám sát chuyên đề về môi trường
Trong ba kỳ họp của năm sau, chỉ có một kỳ họp Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề
Phiên thảo luận về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2011 chiều 3/11 đã không có vị đại biểu nào đăng ký phát biểu.
Mặc dù trước đó, khá nhiều ý kiến đã “phê” hoạt động giám sát của Quốc hội tại hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Và tập hợp dự kiến nội dung giám sát chuyên đề của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đề nghị của các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho thấy hàng trăm vấn đề được đề cập.
Theo bản tập hợp này, những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị cần tập trung giám sát trong năm tới là hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, về tái cơ cấu một số tập đoàn kinh tế Nhà nước. Có ý kiến đề nghị giám sát cụ thể tình hình quản lý, sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam để đánh giá sâu sắc hơn hoạt động của loại hình doanh nghiệp này.
Việc triển khai, thực hiện các dự án lớn như nhà máy Thủy điện Sơn La, nhà máy Thủy điện Lai Châu, Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành điện… cũng là những nội dung các đại biểu Quốc hội đề nghị đưa vào chương trình giám sát.
Một số ý kiến khác đề nghị giám sát tập trung vào những nội dung như việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA; quản lý tài sản công; quản lý thuế; tình hình thu hồi, chuyển đổi, hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của người dân; về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh các nội dung thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách, các đại biểu cũng đề nghị giám sát viện phí, bảo hiểm xã hội, giá thuốc, chất lượng khám chữa bệnh; phát hành giáo khoa, đồ dùng dạy học; vấn đề tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng…Một số ý kiến đề nghị quan tâm giám sát việc kiểm soát giá cả của Chính phủ về các mặt hàng thiết yếu như thuốc chữa bệnh, điện, xăng dầu, vật tư nông nghiệp, sữa.
Trên cơ sở những đề nghị nói trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 13 (dự kiến diễn ra vào tháng 10 - 11/2011).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá, hoạt động giám sát của Quốc hội chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hình hiện nay, còn thiếu những chế tài cụ thể để nâng cao trách nhiệm của cơ quan chịu sự giám sát trong việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.
Mặc dù trước đó, khá nhiều ý kiến đã “phê” hoạt động giám sát của Quốc hội tại hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế xã hội. Và tập hợp dự kiến nội dung giám sát chuyên đề của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đề nghị của các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho thấy hàng trăm vấn đề được đề cập.
Theo bản tập hợp này, những vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị cần tập trung giám sát trong năm tới là hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, về tái cơ cấu một số tập đoàn kinh tế Nhà nước. Có ý kiến đề nghị giám sát cụ thể tình hình quản lý, sử dụng vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam để đánh giá sâu sắc hơn hoạt động của loại hình doanh nghiệp này.
Việc triển khai, thực hiện các dự án lớn như nhà máy Thủy điện Sơn La, nhà máy Thủy điện Lai Châu, Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành điện… cũng là những nội dung các đại biểu Quốc hội đề nghị đưa vào chương trình giám sát.
Một số ý kiến khác đề nghị giám sát tập trung vào những nội dung như việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA; quản lý tài sản công; quản lý thuế; tình hình thu hồi, chuyển đổi, hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của người dân; về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Bên cạnh các nội dung thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân sách, các đại biểu cũng đề nghị giám sát viện phí, bảo hiểm xã hội, giá thuốc, chất lượng khám chữa bệnh; phát hành giáo khoa, đồ dùng dạy học; vấn đề tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng…Một số ý kiến đề nghị quan tâm giám sát việc kiểm soát giá cả của Chính phủ về các mặt hàng thiết yếu như thuốc chữa bệnh, điện, xăng dầu, vật tư nông nghiệp, sữa.
Trên cơ sở những đề nghị nói trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề Việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 13 (dự kiến diễn ra vào tháng 10 - 11/2011).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đánh giá, hoạt động giám sát của Quốc hội chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hình hiện nay, còn thiếu những chế tài cụ thể để nâng cao trách nhiệm của cơ quan chịu sự giám sát trong việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát.