Nga đối mặt nỗi lo cạn dự trữ ngoại hối
Vấn đề nằm ở chỗ, việc rút dần dự trữ ngoại hối của Nga sẽ kéo dài đến bao giờ
Theo hãng tin Reuters, dự trữ ngoại hối của Nga được công bố hiện ở mức gần 415 tỷ USD, nhưng trên thực tế, mức dự trữ có thể chỉ là một nửa con số này.
Từ đầu năm tới nay, Nga đã chi khoảng 80 tỷ USD cho việc can thiệp thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ tỷ giá đồng Rúp. Theo thống kê chính thức đưa ra hôm qua (18/12), dự trữ ngoại hối của nước này còn 414,6 tỷ USD tính đến tuần trước.
Dù đã giảm đáng kể từ mức 509,6 tỷ USD vào cuối năm ngoái, mức dự trữ ngoại hối hiện tại của Nga vẫn đủ cho hơn 1 năm nhập khẩu của nước này, cao hơn nhiều so với ngưỡng 3 tháng nhập khẩu được coi là an toàn tối thiểu. Mức dự trữ như vậy cũng đủ để Nga trả nợ nước ngoài trong 4 năm, cao gấp 4 lần so với ngưỡng an toàn tối thiểu.
Từ đầu năm đến nay, đồng Rúp Nga đã mất giá khoảng 45% so với đồng USD do giá dầu lao dốc và lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tuy vậy, sau khi thả nổi đồng Rúp vào tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nga chỉ còn can thiệp bằng những đợt bán ngoại tệ với khối lượng nhỏ. Thay vào đó, cơ quan này cố gắng “hãm phanh” đồng Rúp bằng cách tăng lãi suất thêm 7,5 điểm phần trăm trong 2 lần tăng.
Những người có quan điểm bi quan cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nga không còn bán ra ngoại tệ với khối lượng lớn nữa là bởi vì dự trữ ngoại hối đã vơi đi nhiều hơn so với con số thống kê chính thức.
Chuyên gia cấp cao Anders Aslund thuộc Học viện Peterson ở Washington DC là một trong số những người nói con số dự trữ ngoại hối chính thức mà Nga đưa ra là không thật. Theo ông Aslund, con số mà Moscow đưa ra đã bao gồm hai quỹ lợi ích quốc gia dành cho trường hợp khẩn cấp (rainy-day fund) về nguyên tắc không phải là một phần của dự trữ ngoại hối.
Ông Aslund nói, nếu không tính đến hai quỹ có tổng tài sản 172 tỷ USD này, cộng thêm dự trữ vàng trị giá 45 tỷ USD và 12 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thì số dự trữ là tài sản “lỏng” mà Nga có thể sử dụng ngay chỉ còn khoảng 200 tỷ USD.
Cho dù đã tính đến thặng dư cán cân vãng lai - một nguồn ngoại tệ mà Nga có thể dùng để trả nợ nước ngoài - nước này vẫn sẽ phải rút tiền từ dự trữ ngoại hối để thanh toán các nghĩa vụ nợ.
“Trong 2 năm 2015-2016 mỗi năm Nga phải trả số nợ nước ngoài 100 tỷ USD sau khi đã trừ đi thặng dự cán cân vãng lai. Nói cách khác, dự trữ “lỏng” của Nga sẽ cạn sau 2 năm”, ông Asludn kết luận.
Trong cuộc họp báo thường niên vào hôm qua, ông Putin nói, dự trữ 415 tỷ USD là đủ để Nga đương đầu với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, nhưng số tiền này sẽ không được sử dụng một cách bất cẩn
Giới chức Nga cũng đã lo ngại về việc dự trữ ngoại hối bị tiêu quá nhanh trong khi nền kinh tế Nga được dự báo sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2015. Tình hình hiện nay rõ ràng là u ám hơn năm 2008-2009 khi Nga có dự trữ 600 tỷ USD.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lập luận rằng, sẽ không có gì là sai nếu Nga dùng tiền từ quỹ lợi ích quốc gia để ứng phó với những giai đoạn khó khăn như hiện nay mà không làm hao hụt dự trữ ngoại hối.
Hai quỹ này hiện do Ngân hàng Trung ương Nga nắm giữ, thường dưới dạng tài sản USD. Nếu Bộ Tài chính Nga cần dùng tới tiền của 2 quỹ để giúp các ngân hàng, các quỹ này có thể bán USD cho Ngân hàng Trung ương để đổi lấy Rúp.
Mặc dù vậy, vấn đề nằm ở chỗ, việc rút dần dự trữ ngoại hối của Nga sẽ kéo dài đến bao giờ, nhất là trong trường hợp lệnh trừng phạt của phương Tây kéo dài và giá dầu cứ giữ ở mức hiện tại. Năng lượng chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp một nửa ngân sách liên bang Nga. Bởi vậy, ở mức giá dầu hiện tại, dự trữ ngoại hối của Nga khó có thể được làm đầy.
Từ đầu năm tới nay, Nga đã chi khoảng 80 tỷ USD cho việc can thiệp thị trường ngoại hối nhằm bảo vệ tỷ giá đồng Rúp. Theo thống kê chính thức đưa ra hôm qua (18/12), dự trữ ngoại hối của nước này còn 414,6 tỷ USD tính đến tuần trước.
Dù đã giảm đáng kể từ mức 509,6 tỷ USD vào cuối năm ngoái, mức dự trữ ngoại hối hiện tại của Nga vẫn đủ cho hơn 1 năm nhập khẩu của nước này, cao hơn nhiều so với ngưỡng 3 tháng nhập khẩu được coi là an toàn tối thiểu. Mức dự trữ như vậy cũng đủ để Nga trả nợ nước ngoài trong 4 năm, cao gấp 4 lần so với ngưỡng an toàn tối thiểu.
Từ đầu năm đến nay, đồng Rúp Nga đã mất giá khoảng 45% so với đồng USD do giá dầu lao dốc và lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tuy vậy, sau khi thả nổi đồng Rúp vào tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nga chỉ còn can thiệp bằng những đợt bán ngoại tệ với khối lượng nhỏ. Thay vào đó, cơ quan này cố gắng “hãm phanh” đồng Rúp bằng cách tăng lãi suất thêm 7,5 điểm phần trăm trong 2 lần tăng.
Những người có quan điểm bi quan cho rằng, Ngân hàng Trung ương Nga không còn bán ra ngoại tệ với khối lượng lớn nữa là bởi vì dự trữ ngoại hối đã vơi đi nhiều hơn so với con số thống kê chính thức.
Chuyên gia cấp cao Anders Aslund thuộc Học viện Peterson ở Washington DC là một trong số những người nói con số dự trữ ngoại hối chính thức mà Nga đưa ra là không thật. Theo ông Aslund, con số mà Moscow đưa ra đã bao gồm hai quỹ lợi ích quốc gia dành cho trường hợp khẩn cấp (rainy-day fund) về nguyên tắc không phải là một phần của dự trữ ngoại hối.
Ông Aslund nói, nếu không tính đến hai quỹ có tổng tài sản 172 tỷ USD này, cộng thêm dự trữ vàng trị giá 45 tỷ USD và 12 tỷ USD quyền rút vốn đặc biệt tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thì số dự trữ là tài sản “lỏng” mà Nga có thể sử dụng ngay chỉ còn khoảng 200 tỷ USD.
Cho dù đã tính đến thặng dư cán cân vãng lai - một nguồn ngoại tệ mà Nga có thể dùng để trả nợ nước ngoài - nước này vẫn sẽ phải rút tiền từ dự trữ ngoại hối để thanh toán các nghĩa vụ nợ.
“Trong 2 năm 2015-2016 mỗi năm Nga phải trả số nợ nước ngoài 100 tỷ USD sau khi đã trừ đi thặng dự cán cân vãng lai. Nói cách khác, dự trữ “lỏng” của Nga sẽ cạn sau 2 năm”, ông Asludn kết luận.
Trong cuộc họp báo thường niên vào hôm qua, ông Putin nói, dự trữ 415 tỷ USD là đủ để Nga đương đầu với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, nhưng số tiền này sẽ không được sử dụng một cách bất cẩn
Giới chức Nga cũng đã lo ngại về việc dự trữ ngoại hối bị tiêu quá nhanh trong khi nền kinh tế Nga được dự báo sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2015. Tình hình hiện nay rõ ràng là u ám hơn năm 2008-2009 khi Nga có dự trữ 600 tỷ USD.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lập luận rằng, sẽ không có gì là sai nếu Nga dùng tiền từ quỹ lợi ích quốc gia để ứng phó với những giai đoạn khó khăn như hiện nay mà không làm hao hụt dự trữ ngoại hối.
Hai quỹ này hiện do Ngân hàng Trung ương Nga nắm giữ, thường dưới dạng tài sản USD. Nếu Bộ Tài chính Nga cần dùng tới tiền của 2 quỹ để giúp các ngân hàng, các quỹ này có thể bán USD cho Ngân hàng Trung ương để đổi lấy Rúp.
Mặc dù vậy, vấn đề nằm ở chỗ, việc rút dần dự trữ ngoại hối của Nga sẽ kéo dài đến bao giờ, nhất là trong trường hợp lệnh trừng phạt của phương Tây kéo dài và giá dầu cứ giữ ở mức hiện tại. Năng lượng chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp một nửa ngân sách liên bang Nga. Bởi vậy, ở mức giá dầu hiện tại, dự trữ ngoại hối của Nga khó có thể được làm đầy.