Nga tự tin vượt qua khủng hoảng kinh tế
Khả năng tăng trưởng kinh tế Nga trong năm 2010 là khá cao, các tổ chức tài chính quốc tế dự đoán mức tăng sẽ từ 3 - 5%
Tổng thống Nga Medvedev, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính A. Kudrin, cuối tuần qua vừa khẳng định với báo giới rằng, trái với những đồn đoán về một cuộc suy thoái gay gắt, kinh tế Nga năm 2009 đã tự tin vượt khủng hoảng; duy trì ổn định xã hội, ổn định tài chính; bảo đảm các xí nghiệp không bị phá sản.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Moscow hôm 24/12, ông Alexei Kudrin nhấn mạnh, sự kiện kinh tế Nga đang trên đà tăng trưởng sẽ tiếp tục được ghi nhận trong quý 4 năm nay. Khả năng tăng trưởng kinh tế Nga trong năm 2010 là khá cao, các tổ chức tài chính quốc tế dự đoán mức tăng sẽ từ 3 - 5%.
Bảo đảm cân đối ngân sách và tăng lương
Ông A. Kudrin dự đoán, Nga sẽ đạt mức tăng trưởng như trước khủng hoảng vào năm 2012, nhưng từ năm 2013 trở đi sẽ có những chỉ số tăng trưởng cao hơn. Ông đánh giá rằng, năm 2009, Nga đã áp dụng thành công mô hình cân đối ngân sách không dựa trên dầu mỏ và khí đốt.
Chính phủ Nga không những không cắt giảm, mà còn tăng 27% chi phí ngân sách liên bang trong năm nay; bảo đảm mức lương trung bình của cán bộ nhà nước tăng 30%. Ngoài ra, Nga còn thực hiện tăng lương hưu, đồng nghĩa với việc chính sách xã hội không bị đảo lộn.
Chi phí ngân sách Nga đã tăng trên mọi lĩnh vực, từ các đơn đặt hàng quốc phòng, thi công đường sá, giáo dục đến xây dựng nhà ở bằng tiền ngân sách. Tuy có mức chi phí cao, song nhìn chung, ngân sách Liên bang được cân đối.
Dự kiến, vấn đề tiếp tục cải thiện cơ cấu ngân sách sẽ được thảo luận vào mùa xuân năm 2010. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Kudrin cảnh báo, kinh tế Nga cần phải thận trọng trong việc chi tiêu. Nhiều khả năng bắt đầu từ năm 2013, Nga sẽ áp dụng trở lại việc bổ sung cho Quĩ dự phòng bằng nguồn thu từ dầu khí.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trong buổi trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình hôm 24/12, cũng đã nêu lên 3 thành tích chủ yếu mà nhà nước và nhân dân Nga đạt được trong năm nay, gồm: duy trì ổn định xã hội, ổn định tài chính, trước hết là bảo vệ hệ thống tài chính và giữ giá đồng Rúp, hỗ trợ các xí nghiệp Nga không bị phá sản và tiếp tục duy trì sản xuất.
Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu hiện nay chưa kết thúc hoàn toàn, mặc dù tác động mạnh đến kinh tế Nga khiến sản xuất của Nga suy giảm 8,7% trong năm 2009, nhưng đã không gây thiệt hại lớn cho Nga. Dự kiến năm 2010, GDP của Nga sẽ tăng khoảng 2,5-5%.
Không thể “lạc quan vô hạn”
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về xã hội hậu công nghiệp hóa của Nga V. Inozemtsev nhận xét, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã không gây hoang mang trong dân chúng. Tình hình ở Nga diễn ra thuận lợi hơn so với những dự báo được đưa ra cuối năm ngoái.
Bằng chứng là từng có dự đoán rằng đồng Rúp của Nga sẽ mất giá tới mức 40-50 Rúp/USD; hệ thống ngân hàng có thể bị đe dọa; và đã có những đồn đoán về một cuộc đại suy thoái.
Trên thực tế, cho đến nay, tỷ giá của đồng Rúp so với đồng USD không biến động nhiều, hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, chỉ riêng chỉ số công nghiệp giảm sút đáng kể. Theo các dự báo tạm thời, công nghiệp Nga năm 2009 giảm 11%, nhưng không làm tăng mạnh tỉ lệ người thất nghiệp, do chính quyền tìm mọi cách tạo việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo chỉ số kinh tế năm 2009 không cho phép người Nga lạc quan vô hạn. Tổng thống Nga Medvedev dù lạc quan song cũng cho rằng, không nên ảo tưởng Nga sẽ nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do nền kinh tế vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn.
Ông nhấn mạnh hiện đại hóa nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay, bởi một nền kinh tế phát triển không thể mãi dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nga cần phải tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế và xã hội.
Tổng thống Medvedev cũng nêu hai điều cơ bản chưa làm được trong năm 2009 là Nga vẫn duy trì hệ thống kinh tế cũ, chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên, nhiên liệu, khiến nhiều xí nghiệp không có khả năng cạnh tranh và tỷ lệ người không có việc làm khá cao.
Phát biểu trong cuộc họp báo ở Moscow hôm 24/12, ông Alexei Kudrin nhấn mạnh, sự kiện kinh tế Nga đang trên đà tăng trưởng sẽ tiếp tục được ghi nhận trong quý 4 năm nay. Khả năng tăng trưởng kinh tế Nga trong năm 2010 là khá cao, các tổ chức tài chính quốc tế dự đoán mức tăng sẽ từ 3 - 5%.
Bảo đảm cân đối ngân sách và tăng lương
Ông A. Kudrin dự đoán, Nga sẽ đạt mức tăng trưởng như trước khủng hoảng vào năm 2012, nhưng từ năm 2013 trở đi sẽ có những chỉ số tăng trưởng cao hơn. Ông đánh giá rằng, năm 2009, Nga đã áp dụng thành công mô hình cân đối ngân sách không dựa trên dầu mỏ và khí đốt.
Chính phủ Nga không những không cắt giảm, mà còn tăng 27% chi phí ngân sách liên bang trong năm nay; bảo đảm mức lương trung bình của cán bộ nhà nước tăng 30%. Ngoài ra, Nga còn thực hiện tăng lương hưu, đồng nghĩa với việc chính sách xã hội không bị đảo lộn.
Chi phí ngân sách Nga đã tăng trên mọi lĩnh vực, từ các đơn đặt hàng quốc phòng, thi công đường sá, giáo dục đến xây dựng nhà ở bằng tiền ngân sách. Tuy có mức chi phí cao, song nhìn chung, ngân sách Liên bang được cân đối.
Dự kiến, vấn đề tiếp tục cải thiện cơ cấu ngân sách sẽ được thảo luận vào mùa xuân năm 2010. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Kudrin cảnh báo, kinh tế Nga cần phải thận trọng trong việc chi tiêu. Nhiều khả năng bắt đầu từ năm 2013, Nga sẽ áp dụng trở lại việc bổ sung cho Quĩ dự phòng bằng nguồn thu từ dầu khí.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev trong buổi trả lời phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình hôm 24/12, cũng đã nêu lên 3 thành tích chủ yếu mà nhà nước và nhân dân Nga đạt được trong năm nay, gồm: duy trì ổn định xã hội, ổn định tài chính, trước hết là bảo vệ hệ thống tài chính và giữ giá đồng Rúp, hỗ trợ các xí nghiệp Nga không bị phá sản và tiếp tục duy trì sản xuất.
Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu hiện nay chưa kết thúc hoàn toàn, mặc dù tác động mạnh đến kinh tế Nga khiến sản xuất của Nga suy giảm 8,7% trong năm 2009, nhưng đã không gây thiệt hại lớn cho Nga. Dự kiến năm 2010, GDP của Nga sẽ tăng khoảng 2,5-5%.
Không thể “lạc quan vô hạn”
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về xã hội hậu công nghiệp hóa của Nga V. Inozemtsev nhận xét, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã không gây hoang mang trong dân chúng. Tình hình ở Nga diễn ra thuận lợi hơn so với những dự báo được đưa ra cuối năm ngoái.
Bằng chứng là từng có dự đoán rằng đồng Rúp của Nga sẽ mất giá tới mức 40-50 Rúp/USD; hệ thống ngân hàng có thể bị đe dọa; và đã có những đồn đoán về một cuộc đại suy thoái.
Trên thực tế, cho đến nay, tỷ giá của đồng Rúp so với đồng USD không biến động nhiều, hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, chỉ riêng chỉ số công nghiệp giảm sút đáng kể. Theo các dự báo tạm thời, công nghiệp Nga năm 2009 giảm 11%, nhưng không làm tăng mạnh tỉ lệ người thất nghiệp, do chính quyền tìm mọi cách tạo việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo chỉ số kinh tế năm 2009 không cho phép người Nga lạc quan vô hạn. Tổng thống Nga Medvedev dù lạc quan song cũng cho rằng, không nên ảo tưởng Nga sẽ nhanh chóng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do nền kinh tế vẫn phải đối mặt nhiều khó khăn.
Ông nhấn mạnh hiện đại hóa nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay, bởi một nền kinh tế phát triển không thể mãi dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nga cần phải tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế và xã hội.
Tổng thống Medvedev cũng nêu hai điều cơ bản chưa làm được trong năm 2009 là Nga vẫn duy trì hệ thống kinh tế cũ, chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên, nhiên liệu, khiến nhiều xí nghiệp không có khả năng cạnh tranh và tỷ lệ người không có việc làm khá cao.