Ngành đóng tàu Hàn Quốc chìm trong khủng hoảng
Thua lỗ, nợ nần, sa thải hàng loạt… là những từ dùng để miêu tả về ngành đóng tàu Hàn Quốc hiện nay
Ngành đóng tàu Hàn Quốc, quê hương của ba hãng đóng tàu lớn nhất thế giới, đã cắt giảm hơn 20.000 nhân công trong năm nay. Thua lỗ, nợ nần, sa thải hàng loạt… là những từ dùng để miêu tả về ngành đóng tàu Hàn Quốc hiện nay.
Hãng tin Bloomberg cho biết, Hyundai Heavy Industries Co., Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. và Samsung Heavy Industries Co. là ba hãng đóng tàu lớn nhất thế giới của Hàn Quốc.
Ba hãng này cùng với các hãng đóng tàu khác của Hàn Quốc đã mạnh tay sa thải nhân sự từ đầu năm đến nay, và dự kiến, tổng số nhân công bị đuổi việc có thể lên tới 40.000 người trong cả năm.
Theo Hiệp hội Đóng tàu Hàn Quốc, ngành đóng tàu nước này sử dụng 163.000 lao động vào thời điểm cuối tháng 6 năm nay, giảm từ mức 183.000 lao động vào cuối tháng 12 năm ngoái.
“Tam đại gia” đóng tàu nói trên đã thua lỗ tổng cộng 6,6 nghìn tỷ Won, tương đương 5,8 tỷ USD, trong 6 quý vừa qua do nhiều đơn hàng bị trì hoãn và nhu cầu sụt giảm đối với tàu mới và các hệ thống vận chuyển dầu dùng cho việc khai thác dầu thô ở khu vực nước sâu.
Từng là ngành xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, ngành đóng tàu hiện nay đang liên tục tụt hạng trong top 10 ngành xuất khẩu lớn nhất của nước này.
“Nếu mọi thứ không khởi sắc vào năm tới, chúng tôi có thể sẽ rơi vào một giai đoạn khó khăn kéo dài”, nhà nghiên cứu Hong Sung-in thuộc Viện Thương mại và Kinh tế công nghiệp Hàn Quốc nhận định.
Tương tự tình cảnh bi đát của các hãng đóng tàu Hàn Quốc, các công ty đóng giàn khoan dầu như Keppel và Sembcorp của Singapore cũng đã sa thải hàng nghìn công nhân trong 2 năm qua do cầu giảm sút đối với các thiết bị khoan tìm và vận chuyển dầu thô. Tuần trước, Keppel tuyên bố sa thải 8.000 công nhân và Sembcorp cũng đuổi việc một số lượng công nhân tương tự.
Các công ty dầu khí đã cắt giảm hơn 350.000 công việc kể từ khi giá dầu bắt đầu giảm vào năm 2014. Các nhà khoan tìm dầu cũng giảm hàng trăm tỷ USD vốn đầu tư nhằm thích nghi với điều kiện mới.
Hyundai Heavy là hãng duy nhất trong “tam đại gia” đóng tàu Hàn Quốc làm ăn có lãi trong nửa đầu năm nay. Tuy vậy, hãng vẫn phải sa thải 1.500 công nhân trong 6 tháng.
Samsung Heavy cũng đã cắt giảm 1.500 công nhân và đang lên kế hoạch bán cổ phiếu để huy động vốn. Chương trình tái cơ cấu của hãng này đặt mục tiêu giảm 40% nhân sự trong thời gian từ nay đến năm 2018.
Daewoo Shipbuilding, công ty gánh thua lỗ kỷ lục trong năm 2015, có kế hoạch cắt giảm 3.000 nhân công. Giá cổ phiếu của hãng này đã giảm 12% từ đầu năm cho tới khi bị ngừng giao dịch vào tháng 7.
Kinh tế toàn cầu giảm tốc kéo theo hoạt động thương mại và giá dầu đi xuống đang gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Hãng vận tải biển lớn nhất nước này Hanjin mới đây đã lâm cảnh phá sản.
Quý 3 vừa qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh so với mức tăng 3,3% đạt được trong quý 2, đồng thời là mức tăng chậm nhất kể từ quý 2/2015.
Hãng tin Bloomberg cho biết, Hyundai Heavy Industries Co., Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co. và Samsung Heavy Industries Co. là ba hãng đóng tàu lớn nhất thế giới của Hàn Quốc.
Ba hãng này cùng với các hãng đóng tàu khác của Hàn Quốc đã mạnh tay sa thải nhân sự từ đầu năm đến nay, và dự kiến, tổng số nhân công bị đuổi việc có thể lên tới 40.000 người trong cả năm.
Theo Hiệp hội Đóng tàu Hàn Quốc, ngành đóng tàu nước này sử dụng 163.000 lao động vào thời điểm cuối tháng 6 năm nay, giảm từ mức 183.000 lao động vào cuối tháng 12 năm ngoái.
“Tam đại gia” đóng tàu nói trên đã thua lỗ tổng cộng 6,6 nghìn tỷ Won, tương đương 5,8 tỷ USD, trong 6 quý vừa qua do nhiều đơn hàng bị trì hoãn và nhu cầu sụt giảm đối với tàu mới và các hệ thống vận chuyển dầu dùng cho việc khai thác dầu thô ở khu vực nước sâu.
Từng là ngành xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc, ngành đóng tàu hiện nay đang liên tục tụt hạng trong top 10 ngành xuất khẩu lớn nhất của nước này.
“Nếu mọi thứ không khởi sắc vào năm tới, chúng tôi có thể sẽ rơi vào một giai đoạn khó khăn kéo dài”, nhà nghiên cứu Hong Sung-in thuộc Viện Thương mại và Kinh tế công nghiệp Hàn Quốc nhận định.
Tương tự tình cảnh bi đát của các hãng đóng tàu Hàn Quốc, các công ty đóng giàn khoan dầu như Keppel và Sembcorp của Singapore cũng đã sa thải hàng nghìn công nhân trong 2 năm qua do cầu giảm sút đối với các thiết bị khoan tìm và vận chuyển dầu thô. Tuần trước, Keppel tuyên bố sa thải 8.000 công nhân và Sembcorp cũng đuổi việc một số lượng công nhân tương tự.
Các công ty dầu khí đã cắt giảm hơn 350.000 công việc kể từ khi giá dầu bắt đầu giảm vào năm 2014. Các nhà khoan tìm dầu cũng giảm hàng trăm tỷ USD vốn đầu tư nhằm thích nghi với điều kiện mới.
Hyundai Heavy là hãng duy nhất trong “tam đại gia” đóng tàu Hàn Quốc làm ăn có lãi trong nửa đầu năm nay. Tuy vậy, hãng vẫn phải sa thải 1.500 công nhân trong 6 tháng.
Samsung Heavy cũng đã cắt giảm 1.500 công nhân và đang lên kế hoạch bán cổ phiếu để huy động vốn. Chương trình tái cơ cấu của hãng này đặt mục tiêu giảm 40% nhân sự trong thời gian từ nay đến năm 2018.
Daewoo Shipbuilding, công ty gánh thua lỗ kỷ lục trong năm 2015, có kế hoạch cắt giảm 3.000 nhân công. Giá cổ phiếu của hãng này đã giảm 12% từ đầu năm cho tới khi bị ngừng giao dịch vào tháng 7.
Kinh tế toàn cầu giảm tốc kéo theo hoạt động thương mại và giá dầu đi xuống đang gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đối với nền kinh tế Hàn Quốc. Hãng vận tải biển lớn nhất nước này Hanjin mới đây đã lâm cảnh phá sản.
Quý 3 vừa qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh so với mức tăng 3,3% đạt được trong quý 2, đồng thời là mức tăng chậm nhất kể từ quý 2/2015.