Tòa án Hàn Quốc tính bán lại hãng vận tải biển phá sản Hanjin
Hanjin nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng trước, gây ra những xáo trộn lớn trong ngành vận tải biển toàn cầu
Tòa án Hàn Quốc thụ lý đơn xin bảo hộ phá sản của hãng vận tải biển Hanjin Shipping đang cân nhắc khởi động tiến trình bán lại toàn bộ hãng này.
Thông tin trên được ông Choi Ung-Young, thẩm phán kiêm phát ngôn viên Tòa án Quận trung tâm Seoul, tiết lộ trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg ngày 28/9.
Theo ông Choi, tòa án đã triệu tập một cuộc họp có sự tham gia của các quan chức để thẩm định giá trị tài sản của Hanjin. Việc khởi động quá trình bán lại Hanjin được tòa án xác định là càng sớm càng tốt, nhưng kế hoạch bán sẽ phụ thuộc vào các điều kiện thị trường.
Tòa án sẽ ưu tiên các công ty thuộc lĩnh vực vận tải biển tiếp quản Hanjin Shipping, thay vì các quỹ đầu tư, vì các công ty vận tải biện sẽ có chuyên môn cần thiết để “hồi sinh” Hanjin.
Giá cổ phiếu của Hanjin tăng 5,3% lên mức 1.195 Won/cổ phiếu vào cuối phiên giao dịch buổi sáng ngày thứ Tư tại thị trường Seoul. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này mất giá 67 %.
Hanjin Shipping là hãng vận tải biển lớn nhất của Hàn Quốc. Hãng này nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng trước, gây ra những xáo trộn lớn trong ngành vận tải biển toàn cầu.
Theo nguồn tin thân cận, một đối thủ đồng hương nhỏ hơn của Hanjin là Hyundai Merchant Marine đang có ý định mua lại một số tài sản của Hanjin.
Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, cổ đông lớn nhất của Hyundai Merchant đồng thời là chủ nợ lớn nhất của Hanjin, cùng với Tòa án Quận trung tâm Seoul hiện đang nỗ lực tìm giải pháp cho các khó khăn của Hanjin.
Tuần trước, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và cổ đông lớn nhất của Hanjin là Korean Air Lines đã nhất trí bơm cho Hanjin số tiền tổng cộng 110 tỷ Won, tương đương 100 triệu USD để trả chi phí cho tàu vào cảng và xếp dỡ hàng.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Hanjin phải cần tới khoảng 270 tỷ Won để giải quyết cuộc khủng hoảng kẹt hàng hiện nay.
Kể từ khi Hanjin nộp đơn xin phá sản vào hôm 1/9, hàng chục tàu chở hàng của hãng này với tổng cộng khoảng 500.000 container hàng đã bị chủ nợ bắt giữ hoặc bị các cảng biển từ chối cho vào cảng. Lý do khiến tàu của Hanjin bị nhiều cảng từ chối là do lo ngại hãng không thanh toán được phí xếp dỡ hàng, lưu kho container…
Cuộc khủng hoảng kẹt hàng trên tàu Hanjin khiến số hàng hóa trị giá khoảng 14 tỷ USD không thể vào cảng. Phần lớn số này này là hàng hóa do các nước châu Á sản xuất và xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ để tiêu thụ trong mùa mua sắm cuối năm.
Hôm thứ Năm tuần trước, Bộ Hàng hải Hàn Quốc cho biết 31 tàu trong số 97 tàu container của Hanjin đã được vào cảng để dỡ hàng tại California, Tây Ban Nha và một số quốc gia khác. 32 tàu khác vẫn đang bị kẹt ngoài biển cùng hàng hóa, và 34 tàu còn lại đang trên đường quay trở về cảng Busan của Hàn Quốc.
Thông tin trên được ông Choi Ung-Young, thẩm phán kiêm phát ngôn viên Tòa án Quận trung tâm Seoul, tiết lộ trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg ngày 28/9.
Theo ông Choi, tòa án đã triệu tập một cuộc họp có sự tham gia của các quan chức để thẩm định giá trị tài sản của Hanjin. Việc khởi động quá trình bán lại Hanjin được tòa án xác định là càng sớm càng tốt, nhưng kế hoạch bán sẽ phụ thuộc vào các điều kiện thị trường.
Tòa án sẽ ưu tiên các công ty thuộc lĩnh vực vận tải biển tiếp quản Hanjin Shipping, thay vì các quỹ đầu tư, vì các công ty vận tải biện sẽ có chuyên môn cần thiết để “hồi sinh” Hanjin.
Giá cổ phiếu của Hanjin tăng 5,3% lên mức 1.195 Won/cổ phiếu vào cuối phiên giao dịch buổi sáng ngày thứ Tư tại thị trường Seoul. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này mất giá 67 %.
Hanjin Shipping là hãng vận tải biển lớn nhất của Hàn Quốc. Hãng này nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng trước, gây ra những xáo trộn lớn trong ngành vận tải biển toàn cầu.
Theo nguồn tin thân cận, một đối thủ đồng hương nhỏ hơn của Hanjin là Hyundai Merchant Marine đang có ý định mua lại một số tài sản của Hanjin.
Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc, cổ đông lớn nhất của Hyundai Merchant đồng thời là chủ nợ lớn nhất của Hanjin, cùng với Tòa án Quận trung tâm Seoul hiện đang nỗ lực tìm giải pháp cho các khó khăn của Hanjin.
Tuần trước, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và cổ đông lớn nhất của Hanjin là Korean Air Lines đã nhất trí bơm cho Hanjin số tiền tổng cộng 110 tỷ Won, tương đương 100 triệu USD để trả chi phí cho tàu vào cảng và xếp dỡ hàng.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Hanjin phải cần tới khoảng 270 tỷ Won để giải quyết cuộc khủng hoảng kẹt hàng hiện nay.
Kể từ khi Hanjin nộp đơn xin phá sản vào hôm 1/9, hàng chục tàu chở hàng của hãng này với tổng cộng khoảng 500.000 container hàng đã bị chủ nợ bắt giữ hoặc bị các cảng biển từ chối cho vào cảng. Lý do khiến tàu của Hanjin bị nhiều cảng từ chối là do lo ngại hãng không thanh toán được phí xếp dỡ hàng, lưu kho container…
Cuộc khủng hoảng kẹt hàng trên tàu Hanjin khiến số hàng hóa trị giá khoảng 14 tỷ USD không thể vào cảng. Phần lớn số này này là hàng hóa do các nước châu Á sản xuất và xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ để tiêu thụ trong mùa mua sắm cuối năm.
Hôm thứ Năm tuần trước, Bộ Hàng hải Hàn Quốc cho biết 31 tàu trong số 97 tàu container của Hanjin đã được vào cảng để dỡ hàng tại California, Tây Ban Nha và một số quốc gia khác. 32 tàu khác vẫn đang bị kẹt ngoài biển cùng hàng hóa, và 34 tàu còn lại đang trên đường quay trở về cảng Busan của Hàn Quốc.