Ngành hải quan tăng thu hàng chục tỷ từ thanh kiểm tra, giám sát các ngành hàng rủi ro cao

Ánh Tuyết
Chia sẻ

Bốn tháng đầu năm, ngành hải quan thanh kiểm tra và giám sát trực tuyến phát hiện nhiều vi phạm trong nhập khẩu hàng hóa, tăng thu ngân sách hàng chục tỷ đồng...

Cơ quan hải quan kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm và kiểm tra trực tuyến.
Cơ quan hải quan kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm và kiểm tra trực tuyến.

Thông tin về một số kết quả công tác nổi bật 4 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan cho biết, toàn ngành thực hiện 32 cuộc thanh tra, kiểm tra. Trong đó, 23 cuộc thanh tra chuyên ngành (3 cuộc từ kỳ trước chuyển sang và 20 cuộc triển khai trong kỳ) và 9 cuộc kiểm toán nội bộ (1 cuộc từ kỳ trước chuyển sang và 8 cuộc triển khai trong kỳ).

Tổng số tiền thuế kiến nghị truy thu trong toàn ngành hơn 19 tỷ đồng; trong đó, số thuế truy thu 18,4 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 654 triệu đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 13 tỷ đồng.

Trong bối cảnh cả nước đang ứng phó với đại dịch Covid-19, Tổng cục Hải quan tiếp tục thực hiện kiểm tra nội bộ trực tuyến thông qua hệ thống thông tin nghiệp vụ và camera giám sát hải quan; chỉ đạo các đơn vị báo cáo tình hình mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng chống dịch Covid để cung cấp thông tin, số liệu theo chỉ đạo của Thanh tra Bộ Tài chính; phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.

Đồng thời, thanh tra một số tỉnh về giá nhập khẩu một số loại vật tư, thuốc, kít xét nghiệm phòng chống dịch Covid.

 

“Cơ quan hải quan sẽ tăng cường công tác kiểm tra nội bộ thông qua hình thức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra trực tuyến thông qua các hệ thống thông tin nghiệp vụ của ngành hải quan và hệ thống camera giám sát công vụ để kịp thời phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp, hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức”.

Tổng cục Hải quan.

cũng theo báo cáo, ngay từ đầu năm, Tổng cục Hải quan ban hành Kế hoạch Kiểm soát rủi ro và Kế hoạch thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro năm 2022.

Đáng chú ý, ngành hải quan cũng theo sát một số lĩnh vực, ngành hàng trọng điểm như: mặt hàng đá xây dựng, thép, hàng tiêu dùng, gian lận xuất xứ hàng hóa, hàng tạm nhập, tái xuất,…để đề xuất các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp đối với các lô hàng có dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm.

Song song, bám sát tình hình soi chiếu tại các địa bàn, chủ động trao đổi, phối hợp điều phối hàng hóa soi chiếu, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp thực hiện soi chiếu phù hợp với tuyến vận chuyển và theo đề nghị của doanh nghiệp.

Kết quả trong quý 1, toàn ngành thực hiện soi chiếu tổng số 18.052 container, container nghi vấn đạt 1.037 container (chiếm 5,74%/tổng container soi), container vi phạm đạt 119 container (đạt 11,48%/tổng container nghi vấn). Đáng lưu ý, tổng lượng container giảm 26,19% so với cùng kỳ do tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nhưng lượng container vi phạm cao gấp 2,53 lần.

Riêng trong tháng 4, tổng lượng container soi chiếu toàn ngành đạt 10.851 container, container nghi vấn đạt 717 container (chiếm 6,6%/tổng container soi), container vi phạm đạt 46 container (đạt 6,42%/tổng container nghi vấn).

Về công tác phân luồng kiểm tra hàng hóa, tính đến giữa tháng 4, toàn ngành áp dụng khoảng 120 nghìn chỉ số tiêu chí đảm bảo phân luồng thông suốt hơn 4 triệu tờ khai. Trong đó, gần 2,7 triệu tờ khai luồng xanh chiếm tỷ lệ 66,65%; hơn 800 nghìn tờ khai luồng vàng chiếm tỷ lệ 29,65 % và gần 150 nghìn tờ khai luồng đỏ chiếm tỷ lệ 3,7%. Tổng số 4.196 hồ sơ vi phạm được thiết lập, 12.568 lượt tổ chức cá nhân vi phạm bị xử phạt.

Tổng cục Hải quan cho biết, sẽ rà soát xây dựng hồ sơ địa bàn, nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ rủi ro, hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm, trong đó trọng tâm vào các đối tượng rủi ro cao, tuyến đường, hàng hoá trọng điểm. Áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm soát rủi ro để ngăn ngừa, phát hiện, kiểm soát chặt chẽ các đối tượng rủi ro và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuân thủ tốt.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con