Nhật Bản dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam

Phúc Minh
Chia sẻ

Sau 9 tháng, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã vượt kế hoạch đề ra trong năm 2022 là đưa được 90.000 lao động. Nhật Bản tiếp tục là thị trường dẫn đầu về số lao động tiếp nhận...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 9/2022 là 8.180 lao động (2.687 lao động nữ), gấp hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 9 năm 2021 là 776 lao động, trong đó 18 lao động nữ).

Số lao động đi làm việc gồm các thị trường: Đài Loan 5.027 lao động (1.485 lao động nữ), Nhật Bản 2.775 lao động (1.164 lao động nữ), Trung Quốc 168 lao động nam, Singapore 49 lao động nam, Hungary 46 lao động (37 lao động nữ), Hàn Quốc và Liên Bang Nga mỗi nước 21 lao động nam, Algeria 18 lao động nam, Hồng Kông và Ba Lan mỗi nước 17 lao động nam và các thị trường khác.

Như vậy, trong 9 tháng năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 103.026 lao động (37.299 lao động nữ), đạt 114,47% kế hoạch năm 2022, (năm 2022, dự tính kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 90.000 lao động), và bằng 240,6% so với cùng kỳ năm ngoái (9 tháng năm 2021, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 42.818 lao động).

Nhật Bản tiếp tục là thị trường dẫn đầu tiếp nhận lao động trong 9 tháng qua với 51.859 người (23.421 lao động nữ), theo sau là Đài Loan với 44.584 lao động (13.329 lao động nữ), Hàn Quốc với 1.668 lao động (43 lao động nữ), Singapore 1.498 lao động (2 lao động nữ).

Trung Quốc 643 lao động nam, Rumania 540 lao động (102 lao động nữ), Hungary 522 lao động (255 lao động nữ), Liên bang Nga 318 lao động (20 lao động nữ), Ba Lan 315 lao động (57 lao động nữ) và các thị trường khác.

Riêng với thị trường Nhật Bản, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá, đây là một trong những thị trường lao động trọng điểm mà Việt Nam đang đưa người lao động đến làm việc.

Những năm gần đây, số lao động Việt Nam sang làm việc tại nước này chiếm 50% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm. Đây cũng là một trong những thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt nhất, được người lao động Việt Nam ưa thích.

Liên quan đến công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, mới đây tại phiên họp của Ủy ban Xã hội của Quốc hội hôm 29/9, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thông tin, hiện hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2022 đã dần hồi phục trở lại, tập trung chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Trong thời gian tới đây, việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ theo hướng có chọn lọc hơn. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ từng bước cân đối lực lượng lao động trong nước và đi nước ngoài theo hướng có lợi nhất cho người lao động.

Bộ cũng sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đưa đi nước ngoài làm việc nhằm học tập kinh nghiệm, sau này trở về phục vụ đất nước.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con