Nhật bớt căng với Triều Tiên để đối phó Trung Quốc?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có thể sẽ tới thăm Triều Tiên
Quan hệ giữa Nhật Bản và Triều Tiên đang có nhiều dấu hiệu được cải thiện, khiến nhiều người hoài nghi liệu có phải Nhật Bản đang tìm cách giảm bớt mối căng thẳng trên mặt trận này để dồn sức chống Trung Quốc hay không.
Hôm 3/6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe có thể sẽ tới thăm Triều Tiên.
Đây sẽ là một chuyến thăm đặc biệt ý nghĩa, bởi lẽ Tokyo và Bình Nhưỡng vốn không có quan hệ ngoại giao chính thức, một phần cũng là vì vụ các công nhân Nhật Bản bị mật vụ Triều Tiên bắt cóc trong những năm 1970 và 1980.
Phát biểu của ông Kishida được đưa ra không lâu sau khi Nhật, Triều đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề những người Nhật bị bắt cóc. Theo đó, chuyến thăm dự định của Thủ tướng Shinzo Abe tới Triều Tiên có thể là một lựa chọn để giải quyết dứt điểm vấn đề trên, nhưng đồng thời cũng có thể mở ra một chương mới trong quan hệ Nhật - Triều.
Việc giải quyết vấn đề bắt cóc được Tokyo coi là điều kiện tiên quyết để cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng. Năm 2002, Triều Tiên thừa nhận các mật vụ nước này đã bắt cóc 13 người Nhật. Bình Nhưỡng trả về 5 người và cho biết 8 người còn lại đã chết. Tuy nhiên, Nhật Bản cho rằng Triều Tiên con số người Nhật bị bắt cóc còn lớn hơn, yêu cầu Bình Nhưỡng tiếp tục điều tra.
Phát biểu với báo giới chiều tối 29/5 tại Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe thông báo rằng, "phía Triều Tiên đã cam kết với Nhật Bản sẽ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện, tổng hợp đối với toàn bộ người Nhật, bao gồm cả những người đã được xác nhận bị bắt cóc, cũng như những người còn đang mất tích và chưa loại trừ khả năng bị bắt cóc".
Theo thỏa thuận, sau vài tuần nữa, Triều Tiên sẽ tiến hành thành lập ủy ban điều tra đặc biệt điều tra lại số phận toàn bộ những người Nhật, được phía Nhật Bản xếp vào diện bị bắt cóc, bị mất tích cũng như số phận những người Nhật còn sót lại ở Triều Tiên sau Thế chiến thứ 2, bao gồm cả mồ mả và hài cốt của những người Nhật ở Triều Tiên.
Đáng chú ý hơn, theo thỏa thuận song phương được Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga công bố, ủy ban đặc biệt trên sẽ có quyền hạn tiến hành điều tra đối với toàn độ các cơ quan của Triều Tiên.
Đổi lại, vào thời điểm Triều Tiên bắt đầu tiến hành cuộc điều tra, phía Nhật Bản sẽ dỡ bỏ một số biện pháp cấm vận, trong đó bao gồm việc cho phép người dân đi lại giữa hai nước, hủy bỏ những quy định bắt buộc trình báo khi chuyển tiền về Triều Tiên, đồng thời cho phép tàu thuyền của Triều Tiên được cập cảng của Nhật Bản với mục đích nhân đạo.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cũng cho biết thêm, nước này sẽ xem xét viện trợ nhân đạo cho phía Triều Tiên vào thời điểm thích hợp.
Đánh giá về thỏa thuận quan trọng này, ông Yoshihide Suga cho rằng, đây là một bước tiến quan trọng hướng đến việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại lâu nay trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Triều Tiên.
Cũng trong ngày 2/6, Đại sứ Triều Tiên phụ trách việc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản Song Il Ho đề cập khả năng sẽ tới Nhật Bản để tiếp tục các cuộc đàm phán song phương, nếu phía Tokyo đề nghị.
Hôm 3/6, ông Kishida nói, "chúng tôi phải liên tục suy nghĩ về việc thế nào là phản ứng hiệu quả nhất và phương pháp nào sẽ mang lại kết quả. Do đó, chúng tôi đang xem xét về việc (ông Abe) sẽ tới Triều Tiên". Tuy nhiên, ông cũng cho biết, việc Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tới thăm Triều Tiên mới đang được thảo luận và vẫn chưa được quyết định.
Hôm 3/6, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Thủ tướng Shinzo Abe có thể sẽ tới thăm Triều Tiên.
Đây sẽ là một chuyến thăm đặc biệt ý nghĩa, bởi lẽ Tokyo và Bình Nhưỡng vốn không có quan hệ ngoại giao chính thức, một phần cũng là vì vụ các công nhân Nhật Bản bị mật vụ Triều Tiên bắt cóc trong những năm 1970 và 1980.
Phát biểu của ông Kishida được đưa ra không lâu sau khi Nhật, Triều đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề những người Nhật bị bắt cóc. Theo đó, chuyến thăm dự định của Thủ tướng Shinzo Abe tới Triều Tiên có thể là một lựa chọn để giải quyết dứt điểm vấn đề trên, nhưng đồng thời cũng có thể mở ra một chương mới trong quan hệ Nhật - Triều.
Việc giải quyết vấn đề bắt cóc được Tokyo coi là điều kiện tiên quyết để cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng. Năm 2002, Triều Tiên thừa nhận các mật vụ nước này đã bắt cóc 13 người Nhật. Bình Nhưỡng trả về 5 người và cho biết 8 người còn lại đã chết. Tuy nhiên, Nhật Bản cho rằng Triều Tiên con số người Nhật bị bắt cóc còn lớn hơn, yêu cầu Bình Nhưỡng tiếp tục điều tra.
Phát biểu với báo giới chiều tối 29/5 tại Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe thông báo rằng, "phía Triều Tiên đã cam kết với Nhật Bản sẽ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện, tổng hợp đối với toàn bộ người Nhật, bao gồm cả những người đã được xác nhận bị bắt cóc, cũng như những người còn đang mất tích và chưa loại trừ khả năng bị bắt cóc".
Theo thỏa thuận, sau vài tuần nữa, Triều Tiên sẽ tiến hành thành lập ủy ban điều tra đặc biệt điều tra lại số phận toàn bộ những người Nhật, được phía Nhật Bản xếp vào diện bị bắt cóc, bị mất tích cũng như số phận những người Nhật còn sót lại ở Triều Tiên sau Thế chiến thứ 2, bao gồm cả mồ mả và hài cốt của những người Nhật ở Triều Tiên.
Đáng chú ý hơn, theo thỏa thuận song phương được Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga công bố, ủy ban đặc biệt trên sẽ có quyền hạn tiến hành điều tra đối với toàn độ các cơ quan của Triều Tiên.
Đổi lại, vào thời điểm Triều Tiên bắt đầu tiến hành cuộc điều tra, phía Nhật Bản sẽ dỡ bỏ một số biện pháp cấm vận, trong đó bao gồm việc cho phép người dân đi lại giữa hai nước, hủy bỏ những quy định bắt buộc trình báo khi chuyển tiền về Triều Tiên, đồng thời cho phép tàu thuyền của Triều Tiên được cập cảng của Nhật Bản với mục đích nhân đạo.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cũng cho biết thêm, nước này sẽ xem xét viện trợ nhân đạo cho phía Triều Tiên vào thời điểm thích hợp.
Đánh giá về thỏa thuận quan trọng này, ông Yoshihide Suga cho rằng, đây là một bước tiến quan trọng hướng đến việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại lâu nay trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Triều Tiên.
Cũng trong ngày 2/6, Đại sứ Triều Tiên phụ trách việc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản Song Il Ho đề cập khả năng sẽ tới Nhật Bản để tiếp tục các cuộc đàm phán song phương, nếu phía Tokyo đề nghị.
Hôm 3/6, ông Kishida nói, "chúng tôi phải liên tục suy nghĩ về việc thế nào là phản ứng hiệu quả nhất và phương pháp nào sẽ mang lại kết quả. Do đó, chúng tôi đang xem xét về việc (ông Abe) sẽ tới Triều Tiên". Tuy nhiên, ông cũng cho biết, việc Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tới thăm Triều Tiên mới đang được thảo luận và vẫn chưa được quyết định.