Những ai “săn” biệt thự nghỉ dưỡng triệu đô?
Khả năng chi trả thực sự của nhiều khách hàng “đại gia” muốn mua nhà nghỉ dưỡng không cao như giá bán của các dự án
Ngược lại với những nhận định trước đó về một thị trường nhà nghỉ dưỡng xa xỉ với những căn biệt thự hàng triệu USD bán chạy như “tôm tươi”, nhiều khảo sát lại cho biết khả năng chi trả thực sự của nhiều khách hàng “đại gia” lại không cao đến vậy…
Theo điều tra thị trường du lịch nghỉ dưỡng mới nhất của công ty tư vấn bất động sản quốc tế Cushman&Wakefield, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang ngày càng phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam là một địa điểm đáng chú ý.
Tuy vậy, theo Cushman&Wakefield, tại Việt Nam hiện nay, các khu nghỉ dưỡng xa xỉ với các quần thể biệt thự hàng triệu USD, khu dịch vụ nghỉ dưỡng, khách sạn năm sao đồng bộ, có nhiều dịch vụ tiện tích đẳng cấp quốc tế, có ưu thế địa hình tự nhiên đẹp xuất hiện chưa nhiều và chưa phải là thế mạnh của Việt Nam.
Bên cạnh đó, mức giá hàng triệu USD cho một bất động sản nghỉ dưỡng tại nhiều dự án đã vượt xa giá trị thật và khả năng thật của giới đầu tư cá nhân.
Kết quả điều tra của công ty nghiên cứu thị trường CBRE cho thấy, thu nhập hàng năm của những đối tượng “đại gia” tiềm năng mua nhà nghỉ dưỡng không hề cao so với giá trị quá lớn của những bất động sản nghỉ dưỡng được tung ra thị trường thời gian qua.
Theo CBRE, bên cạnh thu nhập cá nhân, nguồn vốn của nhiều nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng còn đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ kế thừa hoặc người thân, nhưng cũng chỉ một số ít khách hàng quan tâm đến những khoản đầu tư có giá trị trên 300.000 USD. 32% số nhà đầu tư được điều tra cho biết chỉ mua được các căn có giá từ 200.000-300.000 USD. Số lượng lớn còn lại với 61% có khả năng chi trả bất động sản có giá bán dưới 200.000 USD.
Đáng chú ý, phần lớn khách hàng có khả năng mua hàng đều có nhu cầu được hỗ trợ tài chính ở mức 30-70%.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, khả năng tài chính để mua được những căn biệt thự nghỉ dưỡng triệu đô cũng không quá cao như kỳ vọng.
Một nghiên cứu chuyên sâu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex-ITC cho thấy, ngược lại với nhà đầu tư trong nước chủ yếu quan tâm đến giá trị đầu tư, khách hàng nước ngoài lại mua bất động sản du lịch chủ yếu để nghỉ dưỡng.
Nhận định của công ty chuyên phân tích thị trường CBRE cũng chung quan điểm trên, khi 8,7% trong tổng số khách hàng cá nhân trong nước có thu nhập cao tại Hà Nội, Tp.HCM được khảo sát cho biết sẽ mua loại bất động sản này với mục đích sử dụng làm nhà nghỉ dưỡng, số lớn còn lại gồm cả lượng mua tiềm năng đều với mục tích đầu tư.
Cũng tương tự như nhóm nhà đầu tư trong nước, mặc dù thu nhập hàng năm của nhóm đại gia nước ngoài ở ngưỡng khá cao, 60.000-84.000 USD, cũng chỉ một nửa trong số này có nhu cầu và trang trải được các căn có giá thành từ 300.000-400.000 USD. 27% số còn lại chỉ trang trải được loại 200.000-300.000 USD/căn.
Quá nửa số khách hàng có thể mua được biệt thự muốn phần thế chấp chiếm 10-15% tổng giá trị hợp đồng.
Theo một doanh nghiệp bất động sản, những con số trên cho thấy nhiều chủ đầu tư những dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn còn rất “trên trời” khi tung ra thị trường những căn biệt thự nghỉ dưỡng với mức giá hàng triệu USD thời gian vừa qua.
Điểm đáng chú ý, các “đại gia” mua nhà nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang dần trẻ hóa so với những người mua nhà nghỉ dưỡng điển hình trước đây, với 46% những người đã mua và là khách hàng tiềm năng có độ tuổi từ 35-44 tuổi và 35% từ 45-54 tuổi.
Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng mà khách hàng quan tâm hiện nay cũng hình thành phân khúc rõ rệt. Đối với nhà đầu tư trong nước, loại biệt thự được đặc biệt quan tâm là loại hình biệt thự 3 phòng ngủ có diện tích từ 200-300 m2 với bếp được thiết kế thông với phòng khách. Diện tích phòng ngủ vừa phải và phòng khách rộng.
Đối với khách hàng nước ngoài, loại biệt thự hướng đến là biệt thự 2 phòng ngủ với diện tích từ 300-400 m2 với bếp được thiết kế thông phòng khách. Diện tích phòng ngủ và phòng khách rộng.
Theo điều tra thị trường du lịch nghỉ dưỡng mới nhất của công ty tư vấn bất động sản quốc tế Cushman&Wakefield, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang ngày càng phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam là một địa điểm đáng chú ý.
Tuy vậy, theo Cushman&Wakefield, tại Việt Nam hiện nay, các khu nghỉ dưỡng xa xỉ với các quần thể biệt thự hàng triệu USD, khu dịch vụ nghỉ dưỡng, khách sạn năm sao đồng bộ, có nhiều dịch vụ tiện tích đẳng cấp quốc tế, có ưu thế địa hình tự nhiên đẹp xuất hiện chưa nhiều và chưa phải là thế mạnh của Việt Nam.
Bên cạnh đó, mức giá hàng triệu USD cho một bất động sản nghỉ dưỡng tại nhiều dự án đã vượt xa giá trị thật và khả năng thật của giới đầu tư cá nhân.
Kết quả điều tra của công ty nghiên cứu thị trường CBRE cho thấy, thu nhập hàng năm của những đối tượng “đại gia” tiềm năng mua nhà nghỉ dưỡng không hề cao so với giá trị quá lớn của những bất động sản nghỉ dưỡng được tung ra thị trường thời gian qua.
Theo CBRE, bên cạnh thu nhập cá nhân, nguồn vốn của nhiều nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng còn đến từ nhiều nguồn khác nhau, từ kế thừa hoặc người thân, nhưng cũng chỉ một số ít khách hàng quan tâm đến những khoản đầu tư có giá trị trên 300.000 USD. 32% số nhà đầu tư được điều tra cho biết chỉ mua được các căn có giá từ 200.000-300.000 USD. Số lượng lớn còn lại với 61% có khả năng chi trả bất động sản có giá bán dưới 200.000 USD.
Đáng chú ý, phần lớn khách hàng có khả năng mua hàng đều có nhu cầu được hỗ trợ tài chính ở mức 30-70%.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, khả năng tài chính để mua được những căn biệt thự nghỉ dưỡng triệu đô cũng không quá cao như kỳ vọng.
Một nghiên cứu chuyên sâu của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex-ITC cho thấy, ngược lại với nhà đầu tư trong nước chủ yếu quan tâm đến giá trị đầu tư, khách hàng nước ngoài lại mua bất động sản du lịch chủ yếu để nghỉ dưỡng.
Nhận định của công ty chuyên phân tích thị trường CBRE cũng chung quan điểm trên, khi 8,7% trong tổng số khách hàng cá nhân trong nước có thu nhập cao tại Hà Nội, Tp.HCM được khảo sát cho biết sẽ mua loại bất động sản này với mục đích sử dụng làm nhà nghỉ dưỡng, số lớn còn lại gồm cả lượng mua tiềm năng đều với mục tích đầu tư.
Cũng tương tự như nhóm nhà đầu tư trong nước, mặc dù thu nhập hàng năm của nhóm đại gia nước ngoài ở ngưỡng khá cao, 60.000-84.000 USD, cũng chỉ một nửa trong số này có nhu cầu và trang trải được các căn có giá thành từ 300.000-400.000 USD. 27% số còn lại chỉ trang trải được loại 200.000-300.000 USD/căn.
Quá nửa số khách hàng có thể mua được biệt thự muốn phần thế chấp chiếm 10-15% tổng giá trị hợp đồng.
Theo một doanh nghiệp bất động sản, những con số trên cho thấy nhiều chủ đầu tư những dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn còn rất “trên trời” khi tung ra thị trường những căn biệt thự nghỉ dưỡng với mức giá hàng triệu USD thời gian vừa qua.
Điểm đáng chú ý, các “đại gia” mua nhà nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang dần trẻ hóa so với những người mua nhà nghỉ dưỡng điển hình trước đây, với 46% những người đã mua và là khách hàng tiềm năng có độ tuổi từ 35-44 tuổi và 35% từ 45-54 tuổi.
Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng mà khách hàng quan tâm hiện nay cũng hình thành phân khúc rõ rệt. Đối với nhà đầu tư trong nước, loại biệt thự được đặc biệt quan tâm là loại hình biệt thự 3 phòng ngủ có diện tích từ 200-300 m2 với bếp được thiết kế thông với phòng khách. Diện tích phòng ngủ vừa phải và phòng khách rộng.
Đối với khách hàng nước ngoài, loại biệt thự hướng đến là biệt thự 2 phòng ngủ với diện tích từ 300-400 m2 với bếp được thiết kế thông phòng khách. Diện tích phòng ngủ và phòng khách rộng.