Những xu hướng thời trang và làm đẹp “ăn theo” bộ phim Emily in Paris

Quỳnh Chi
Chia sẻ

Với những bộ trang phục gây tranh cãi và các tình tiết kỳ quặc, loạt phim truyền hình đình đám của Netflix đã trở lại với mùa 4 mới đây. Và khi sự bàn tán ngày càng tăng, nhiều thương hiệu đã chú ý tới sức ảnh hưởng của loạt phim này...

Nữ diễn viên Lily Collins trong vai Emily Cooper của loạt phim. Ảnh: Getty Images.
Nữ diễn viên Lily Collins trong vai Emily Cooper của loạt phim. Ảnh: Getty Images.

"Emily in Paris" là một trong những loạt phim nổi tiếng nhất của Netflix. Mùa đầu tiên, được phát hành vào năm 2020, đã 58 triệu hộ gia đình trên toàn thế giới xem trực tuyến, theo Netflix. Mùa thứ hai là chương trình Netflix được xem nhiều nhất của năm 2022. Nửa đầu của mùa bốn, được phát hành vào ngày 15/8, đã đạt vị trí đầu bảng xếp hạng truyền hình toàn cầu trong tuần đó, ra mắt với 19,9 triệu lượt xem trong bốn ngày đầu tiên phát trực tuyến.

Các mùa trước của loạt phim, theo chân Emily Cooper (Lily Collins), một chuyên viên tiếp thị xa xỉ, đã khởi động các xu hướng mới và khiến tìm kiếm tăng đột biến cho mọi thứ mà Emily sử dụng trong phim, từ mũ bucket Kangol đến vali Rimowa, bên cạnh việc mang đến một nền tảng cho những cái tên mới nổi của thời trang.

Phần phim mới nhất dành nhiều thời gian hơn cho các nhãn hiệu xa xỉ bao gồm Ami Paris, Augustinus Bader, Baccarat và Boucheron, cũng như nền tảng bán lại xa xỉ Vestiaire Collective. Các thương hiệu thời trang xa xỉ xuất hiện chính trong phần phim này là Carven, Vivienne Westwood, Jacquemus, Ganni, Ralph Lauren và Nina Ricci.

Đặc biệt, thương hiệu thời trang SIXDO của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường cũng vinh dự xuất hiện với 1 bộ trang phục trong poster cho chiến dịch quảng bá toàn cầu của “Emily in Paris” và 4 bộ trang phục phiên bản đặc biệt giới hạn trong phần phim mới nhất.

4 thiết kế đặc biệt của thương hiệu SIXDO Việt Nam trong "Emily in Paris" mùa 4.
4 thiết kế đặc biệt của thương hiệu SIXDO Việt Nam trong "Emily in Paris" mùa 4.

Sức ảnh hưởng đối với thời trang của loạt phim này là vô cùng lớn. Trên TikTok, có đến bảy triệu bài đăng sử dụng cụm từ "Emily in Paris clothes" (quần áo của Emily in Paris). Các trang phục được nhân vật Emily sử dụng cũng nhanh chóng trở thành xu hướng. Trên nền tảng mua sắm toàn cầu Lyst, lượt tìm kiếm sản phẩm "Jacquemus cardigans" tăng 18% so với tháng trước, trong khi tìm kiếm "túi xách Ganni" tăng 15% so với tháng trước từ tháng 8 đến tháng 9. Các lượt tìm kiếm về các phong cách trang phục xuất hiện trong chương trình như "mũ thủy thủ" và "áo khoác kẻ ca rô" tăng lần lượt 46% và 53%.

Trọng tâm về thời trang và bối cảnh hiện đại của loạt phim khiến “Emily in Paris” trở thành một phương tiện truyền thông hấp dẫn cho các thương hiệu xa xỉ, các chuyên gia trong ngành cho biết. “Emily in Paris tận dụng danh tiếng của Paris là thủ đô thời trang toàn cầu, biến nó thành một nền tảng mạnh mẽ cho các thương hiệu xa xỉ tiếp cận tệp khách hàng đầy tham vọng”, Alex Caceres, trưởng bộ phận tiếp thị khu vực Hoa Kỳ của công ty quản lý truyền thông xã hội Metricool cho biết.

Sức ảnh hưởng đối với thời trang của loạt phim "Emily in Paris" là vô cùng lớn
Sức ảnh hưởng đối với thời trang của loạt phim "Emily in Paris" là vô cùng lớn

"Khán giả toàn cầu của loạt phim - bao gồm những người thuộc thế hệ Y, thế hệ Z, những người đam mê thời trang và những người tiêu dùng có ý thức về phong cách - bị cuốn hút bởi vẻ đẹp sang trọng nhưng dễ gần của bộ phim".

SỨC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN 

"Emily in Paris" cũng đã thành công trong việc đặt các sản phẩm ở vị trí và thời điểm hợp lý, đồng thời kết hợp vừa vặn các thương hiệu vào tuyến nội dung. Các nhà sản xuất chương trình chủ yếu chọn những thương hiệu được yêu thích bởi chính họ, dàn diễn viên và đoàn làm phim, để xuất hiện trong chương trình, dẫn đến các tương tác tự nhiên.

Ví dụ, trong tập một của mùa bốn, nhân vật Mindy Chen (Ashley Park) quyết định bán lại một bộ trang phục màu hồng rất cao cấp để có thêm chi phí cho buổi biểu diễn Eurovision sắp tới của mình. Cô bước vào một cửa hàng nhượng quyền bán lại (hư cấu) của nền tảng Vestiaire Collective, nơi bộ trang phục được trả 3.000 euro. Nhà thiết kế trang phục của "Emily in Paris", Marylin Fitoussi, thường xuyên mua các món đồ từ nền tảng này để sử dụng làm phục trang trong chương trình, theo Vestiaire Collective, vì vậy mối quan hệ đối tác đã phát triển tự nhiên.

Những xu hướng thời trang và làm đẹp “ăn theo” bộ phim Emily in Paris - Ảnh 1

Vestiaire Collective đã thu hút hơn 22.000 người theo dõi kể từ khi tập phim này ra mắt, theo Metricool, nhiều nhất trong số tất cả các thương hiệu xuất hiện trong chương trình cho đến nay. Tại Hoa Kỳ, lượt tìm kiếm "Vestiaire Collective" trên Google đã tăng gần gấp đôi so với năm trước sau khi Emily in Paris mùa 4 phát hành (tăng 85%), theo Vestiaire Collective. 

Mối quan hệ hợp tác với "Emily in Paris" là một phần trong chiến lược mở rộng của Vestiaire Collective nhằm tăng cường sự hiện diện trên thị trường Hoa Kỳ, hiện chiếm 20% doanh số của nền tảng này, theo chia sẻ của đồng sáng lập kiêm CEO Fanny Moizant. "Sự xuất hiện của Vestiaire Collective trong Emily in Paris định vị công ty là một nguồn tin đáng tin cậy về thời trang và mang thông điệp của chúng tôi đến với đối tượng khán giả đam mê thời trang," Fanny Moizant bổ sung.

Những xu hướng thời trang và làm đẹp “ăn theo” bộ phim Emily in Paris - Ảnh 2

"Chương trình không chỉ truyền cảm hứng cho mọi người bán lại đồ cũ như Mindy mà còn kích hoạt mua sắm trên nền tảng, gia tăng số lượng người bán mới và người mua mới, cũng như người theo dõi trên mạng xã hội của Vestiaire Collective," Moizant nói. "Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể, đây là một minh chứng cho thị trường xa xỉ đang gặp nhiều thách thức hiện nay".

Nhiều công ty khác cũng hưởng lợi từ việc liên kết với chương trình bao gồm thương hiệu làm sạch da Foreo, khi máy rửa mặt Luna 4 Mini màu hồng của hãng xuất hiện trong trailer, trên bồn rửa của Emily. "Sự xuất hiện của Foreo trong Emily in Paris là một bất ngờ thú vị đối với chúng tôi vì nó không phải là một phần của bất kỳ hợp tác trả phí nào," Dalija Tot, trưởng bộ phận tiếp thị truyền thông của thương hiệu, cho biết.

Phản ứng của người tiêu dùng "rất tích cực", cô nói. "Sau khi sản phẩm xuất hiện, chúng tôi đã thấy sự gia tăng về tầm nhìn và quan tâm toàn cầu, đặc biệt là trong số các nhóm khách hàng mục tiêu chính. Sự tiếp xúc này đã tạo ra tiếng vang đáng kể, dẫn đến sự gia tăng đột biến về nhận biết thương hiệu và thúc đẩy đáng kể doanh số".

Những xu hướng thời trang và làm đẹp “ăn theo” bộ phim Emily in Paris - Ảnh 3

Mặc dù các thỏa thuận thương hiệu đã là một phần của các chương trình phim truyện truyền hình trong quá khứ, nhưng chúng ngày càng có chủ đích và chiến lược hơn khi mạng xã hội đang ngày càng ảnh hưởng lớn lên xu hướng mua sắm của người tiêu dùng. Các mối quan hệ hợp tác này sẽ giúp khán giả tiếp xúc nhiều hơn với các thương hiệu và luôn nhận ra chúng trong trải nghiệm mua sắm của riêng họ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con